Nhiều kẽ hở thẩm định giá

Thẩm định giá là khâu quan trọng trong các hoạt động đấu thầu, đấu giá, cổ phần hoá.

Thực tế cho thấy các vụ việc gần đây lên quan đến mua sắm các thiết bị y tế, đấu giá quyền sử dụng đất, các thẩm định viên và tổ chức có chức năng thẩm định giá vẫn có thể xác định mức giá cao hoặc thấp, tùy theo lợi ích của các cá nhân, đơn vị liên quan.

Gần đây nhất, nhìn từ vụ sai phạm nghiêm trọng liên quan đến đấu giá đất ở Huyện Đông Anh, Hà Nội, chúng ta sẽ thấy thủ đoạn của các đối tượng từ khâu lựa chọn công ty tư vấn thẩm định giá đến cách để biến hoá dìm kết quả thẩm định giá xuống hàng trăm tỷ đồng.

Còn như một số hệ thống Realtime PCR tự động phục vụ xét nghiệm COVID-19 này, nhập về Việt Nam theo khai báo hải quan có giá 2,3 tỷ đồng, thế nhưng nó đã được “thổi giá” để bán cho Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hà Nội với mức gấp trên 3 lần.

Có hạ thì cũng có nâng, muốn bán rẻ tài sản nhà nước thì hạ mà nếu muốn nhà nước mua đắt thì nâng giá. Hiểu nôm na là nhà nước bán tài sản rẻ nhất có thể và khi mua thì mua giá cao nhất có thể để những cán bộ lãnh đạo và công chức ở cơ quan, đơn vị mua bán tài sản tham nhũng, trục lợi, dẫn tới những thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước và người dân.

Kẽ hở thẩm định giá

Nhiều kẽ hở thẩm định giá - Ảnh 1.

Để thẩm định giá, các thẩm định viên có thể chủ động áp dụng 1 hoặc cả 3 phương pháp định giá cơ bản: Cách tiếp cận từ thị trường; Cách tiếp cận từ chi phí và Cách tiếp cận từ thu nhập.

Tuy nhiên, nếu áp dụng theo những tiêu chuẩn thẩm định giá khác nhau, rất có thể sẽ ra những kết quả giá trị không đồng nhất. Trong khi đó,  luật chưa quy định loại tài sản nào thì phải áp dụng các phương pháp, tiêu chuẩn thẩm định giá nào.

Luật sư Nguyễn Huy Độ, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, cho biết: “Có nhiều cách tiếp cận dẫn đến thẩm định viên có thể áp dụng các tiêu chuẩn và các thẩm định viên thường áp dụng cách có lợi nhất theo yêu cầu của người thuê”.

Quy định thì đã có nhưng tính minh bạch trong lĩnh vực này lại chưa cao, đã tạo ra nhiều kẽ hở cho các thẩm định viên thực hiện hiện hành vi tiêu cực.

Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Công ty Luật Hợp Danh – Thiên Thanh nói: “Đã bỏ tiền thuê thì phải yêu cầu bên thẩm định cho ra kết quả hài lòng nhất. Đây là bất thành văn trong thẩm định. Không như ở nước ngoài họ có những quy tắc, đặt cao tính đạo đức của thẩm định viên và người ta cũng áp dụng những giá trị kỳ vọng mang tính tương lai nhưng ở VN là không có”.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết: “Thẩm định viên được hoạt động độc lập và chỉ chịu trách nhiệm trước khác hàng mà thiếu cơ quan kiểm tra giám sát nên rất dễ bị thao túng, lợi dụng chức vụ để sai phạm”.

Tuy rằng, việc chấp nhận một kết quả thẩm định đều phải thông qua Hội đồng thẩm định giá, với đầy đủ các bộ ngành liên quan và các tổ chức chuyên ngành. Nhưng, ngay cả hội đồng này cũng khó có thể xác định giá chính xác vì không có khảo sát thực tế. Tất cả đều dựa trên kết quả từ chứng thư thẩm định giá mà đây vẫn còn khá nhiều kẽ hở để những thẩm định viên thiếu đạo đức nghề, luồn lách, thông đồng trục lợi.

Hậu quả vi phạm pháp luật thẩm định giá

Quy trình tưởng chừng được thiết kế rất chặt chẽ, nhiều tầng nhiều lớp như vậy nhưng vẫn để lọt bởi quy trình nào thì cuối cùng vẫn là con người vận hành, mỗi một cá nhân từ chủ đầu tư, thẩm định viên, thành viên hội đồng thẩm định giá… là một mắt xích trong quy trình đó và khi một mắt xích có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của cơ chế thẩm định giá. Nếu làm sai, cái giá phải trả rất nặng nề với từng cá nhân và cả xã hội.

Nhiều kẽ hở thẩm định giá - Ảnh 2.

Cảng Quy Nhơn – một vị trí quan trọng trong hệ thống cảng biển Việt Nam có giá trị hàng ngàn tỉ đồng nhưng được cổ phần hóa 100% với giá rất thấp. Thanh tra chính phủ đã chỉ ra trong quá trình cổ phần hóa cảng Quy Nhơn xảy ra hàng loạt sai phạm, khuất tất để thâu tóm. Đơn vị định giá có nhiều vi phạm khi định giá cảng chỉ hơn 400 tỉ đồng, trách nhiệm thuộc về các công ty tư vấn (ATC, CPA) và các thẩm định viên.

Ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, chia sẻ: “Thất thoát tài sản nhà nước rất nghiêm trọng, có thể thấy nếu ở vụ việc cảng Quy Nhơn định giá gạt ra những lợi thế của cảng như kết nối đường cao tốc, đường thủy và việc cảng Kê Gà không còn nằm trong hệ thống quy hoạch cảng quốc tế thì nó có vị trí độc tôn ở đó, tài sản định giá không còn đúng giá trị”.

Theo kiểm toán nhà nước, từ 31 cuộc kiểm toán kết quả định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã chênh hơn 32.900 tỷ đồng. Không chỉ vậy, khi mục tiêu bán tài sản hay mua thêm tài sản để phục vụ phát triển kinh tế xã hội bị định giá không đúng thì chi phí xã hội cũng bị đội lên và mục tiêu cuối cùng để phục vụ xã hội không đạt được

Ông Nguyễn Việt Hùng, nguyên Cục trưởng Cục Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết: “Điều đó gây ra thất thoát một cách gián tiếp khi nó đội giá lên thì nhà thầu trúng thầu cao hơn giá thị trường buộc nhà nước phải bỏ nhiều hơn so với giá của thị trường yêu cầu và từ đó dẫn đến người hưởng lợi là người dân phải chịu thiệt thòi chi phí nhiều hơn”.

Mỗi năm có không ít các thẩm định viên bị rút giấy phép hành nghề, các doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ hoạt động.

Nếu biết thì không làm nhưng nếu đã làm không thể tránh khỏi chịu trách nhiệm. Hồ sơ thẩm định viên, chứng thư thẩm định giá là hồ sơ lịch sử . Vì thế, trách nhiệm đó sẽ luôn theo người đã ký không chỉ giới hạn trong 6 tháng có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá. Một chữ ký có thể đánh mất danh dự, nghề nghiệp và đôi khi là cả cuộc đời là cái giá quá đắt cho những vi phạm pháp luật về thẩm định giá

Bản chất cuối cùng là thiếu trách nhiệm hay là lợi dụng chức vụ quyền hạn, dù thế nào cũng đang khiến quy trình có chặt chẽ đến đâu cũng chỉ là hình thức để giá được nâng lên hay hạ xuống theo ý muốn chủ quan của bên nào đó. Những vụ việc được phanh phui vừa qua đã cho thấy rất nhiều tiền của nhà nước đã chảy vào túi các cá nhân, nhóm lợi ích… Số vụ việc và số tiền thiệt hại liên quan đến sai phạm về thẩm định giá trong hoạt động mua bán tài sản của nhà nước đang ngày càng nhiều. Siết chặt quy trình này là đòi hòi cần thiết nhằm bảo vệ tài sản của nhà nước và của người dân.

Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: (028) 2200 2060 – 0909.399.961.
Email: [email protected].
Website: https://thamdinh.com.vn

Dịch Vụ của chúng tôi:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học

Leave comment

Your email address will not be published. Required fields are marked with *.