- Phạm vi, mục đích, đối tượng trong thẩm định giá
- Phạm vi:
Phạm vi hoạt động thẩm định giá ngày càng được mở rộng, phát triển ở các nước trong khu vực và các nước khác trên thế giới. Đặc biệt ở Việt Nam thẩm định giá nói chung và thẩm định giá máy móc thiết bị nói riêng cũng đang phát triển mạnh mẽ vì vậy khi thực hiện thẩm định giá hay các lĩnh vực khác có liên quan đến thẩm định giá thì đây là nội dung cơ bản để thực hiện.
Đây là những tiêu chuẩn, nội dung chuyên môn, căn cứ, chuẩn mực, quy trình cho các đơn vị, tổ chức, các sở ban ngành trong phạm vi cả nước để thực hiện một cách đồng bộ nhằm đưa ra kết quả thẩm định giá đáng tin cậy và đáp ứng được yêu cầu ngày càng phát triển trong xu thế hội nhập.
- Đối tượng
Do đối tượng của việc thẩm định giá máy, thiết bị rất rộng bao gåm thiết bị chuyên dùng, không chuyên dùng, những thiết bị lắp ráp, nguyờn kiện hay cụng cụ, dụng cụ và các thiết bị phụ trợ để chế biến hoặc sản xuất, tất cả những tài sản không phải là bất động sản để thực hiện một chức năng cụ thể đã được xác định trước.
- Mục đích thẩm định giá máy móc thiết bị
– Mua bán và cho thuê.
– Liên doanh và liên kết.
– Niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán: điều này đưa vào bản cáo bạch của Công ty để cung cấp thông tin cho việc phát hành chứng khoán.
– Được cam kết như là một khoản thu chi cho các tỉ chc tài chính khi tin hành vay.
– Thanh lý tài sản.
– Khấu hao để tính thuế
– Bảo hiểm.
– Sát nhập
– Xử lý tranh chấp
– Chuyển đổi mục đích sử dụng
- Các khái niệm chung
- 1.Thẩm định giá máy móc thiết bị:
Thẩm định giá máy móc thiết bị là sự đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị máy móc thiết bị vào ngày thẩm định giá tại một số thời điểm cụ thể cho một mục đích cụ thể và sử dụng một phương pháp phù hợp.
Máy móc thiết bị có thể được thẩm định giá vì nhiều mục đích khác nhau. Khi thẩm định giá vì mục đích tài chính máy móc thiết bị được áp dụng giống như các thức thẩm định giá các tài sản khác. Vận dụng khái niệm giá trị thị trường và phương pháp chi phí thay thế khấu hao khi thẩm định giá cho những mục đích khác nhau với mục đích báo cáo tài chính, máy móc thiết bị được thẩm định giá bằng cách áp dụng một số cơ sở thẩm định giá thích hợp, việc thẩm định giá máy móc thiết bị có thể dựa trên thị trường tùy theo mục đích sử dụng của việc thẩm định giá cũng như đăc điểm của máy móc thiết bị.
- Các khái niệm khác
- Chi phí:
Là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm , dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định.
Trong quá trình họat động sản xuất, thương mại, dịch vụ các chi phÝ nµy được phân lọai dựa trên nhiều góc cạnh và nó không thể giống với chi phí mà người mua tương lai sẽ sẵn sàng trả, nó liên quan đến quá trình sản xuất và quá trình trao đổi.
- Giá trị: Giá trị máy móc thiết bị có thể được xác định trên cơ sở thị trường hoặc có thể được xác định trên cơ sở phi thị trường.
- Giá cả: Là số tiền nhất định yêu cầu chào bán hoặc thanh toán cho một máy móc thiết bị cụ thể trên thị trường do những động cơ nhất định của một người mua và người bán cụ thể mà giá cả máy móc thiết bị có thể nhỏ hơn bằng hoặc lớn hơn giá trị máy móc thiết bị.
- Giá thị trường:Là lượng tiền xác định mà một máy móc thiết bị cụ thể sẽ được trao đổi vào thời gian thẩm định giá giữa một người mua có thiện chí và người bán có thiện chị trong một giao dịch có thời gian đủ dài, qua đó các bên có hành động một cách có hiểu biết, thận trọng và không có ép buộc.
Giá thị trường phản ánh sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên thị trường giữa người mua và người bán. Nó biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động xã hội cần thiết kết tinh trong hàng hóa, dịch vụ và tính hữu ích của tài sản đem lại cho người mua, đồng thời biểu hiện tính tổng hợp các hoạt động kinh tế, xã hội như: cung – cầu, tiền – hàng, sức mua của đồng tiền, tính hữu ích của tài sản.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị của máy móc thiết bị
- Cung- cầu:
Từ góc độ cơ bản nhất, giá trị và giá cả máy móc thiết bị được tạo ra và duy trì bởi mối quan hệ yếu tố gắn liền với bất cứ hàng hóa hoặc dịch vụ nào, do đó tính hữu ích, sự khan hiếm, nhu cầu và sức mua. Sự hoạt động của nguyên tắc cung – cầu phản ánh tác động của bốn yếu tố trên.
Mặt cung của máy móc thiết bị chịu tác động của tính hữu ích,khả năng cung ứng của 1 loại máy móc thiết bị cụ thể bị hạn chế bởi sự khan hiếm của máy móc thiết bị đó và bơỉ sức mua của người tiêu dùng. Cũng như vậy nhu cầu của một loại máy móc thiết bị cụ thể nào đó được tạo ra bởi tính hữu ích và chịu ảnh hưởng bởi sự khan hiếm tính hấp dẫn của nó và bị giới hạn về sức mua của người tiêu dùng.
Tính hữu ích của máy thiết bị được sản xuất, mức độ khan hiếm hay khả năng đáp ứng nhu cầu của máy móc thiết bị đó nói chung được xem như những yếu tố liên quan đến cung. Sự ưa thích và sức mua của khách hàng phản ảnh sự mong muốn và xác định khả năng thanh toán đối với máy móc thiết bị được xem nhu yếu tố có liên quan đến cầu.
Giá cả của máy thiết bị được thanh toán trên thị trường thể hiện sự giao nhau giữa cung và cầu
Trên thị trường mặt cung – cầu thể hiện một số lượng các lợi ích mà máy móc thiết bị có thể đáp ứng để bán hoặc cho thuê với các mức giá các khác nhau trong một thị trường nhất định tại một thời điểm nhất định với giá thiết chi phí lao động và chi phí sản xuất không thay đổi. Nhu cầu được hình thành từ một số người hoặc thuê tiềm năng ở lợi ích cụ thể, ở những mức giá cả khách nhau, ở một số thị trường nhất định thời gian nhất định (giả định: dân số, thu nhập, giá cả tương lai, sở thích của người tiêu dùng là không bị thay đổi) cũng như giá cả các hàng hóa khác, giá cả máy móc thiết bị biến động tỉ lệ thuận với cầu và tỉ lệ nghịch với cung của hàng hóa đó.
- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật:
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật làm cho hao mòn vô hình của máy móc thiết bị ngày càng tăng cao và dẫn dến hai xu thế:- Giá cả máy móc thiết bị thế hệ mới cao, thậm chí rất cao ở lần bán đầu tiên.- Giá cả máy móc thiết bị đã qua dụng ngày càng giảm.
Khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ sẽ lôi cuốn theo sự tăng cung máy móc thiết bị, đặc biệt là máy móc thiết bị có hàm lượng chính xác cao, năng suất cao, tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu.
- Đường lối chính sách:
Đối với nền kinh tế: Khi nền kinh tế có sự tăng trưởng sẽ kích thích đầu tư dẫn đến tăng nhu cầu máy móc thiết bị, làm thu nhập tăng nên nhu cầu tăng, dẫn đến tăng quy mô sản xuất, do đó tăng nhu cầu máy móc thiết bị. Cầu máy móc thiết bị biến động tỷ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế và ngược lại: Khi nền kinh tế giảm khả năng tăng trưởng dẫn đến thu nhập của người dân giảm sẽ tác động đến sức mua và hạn chế nhu cầu tiêu dùng của họ.
Đối với chính sách xã hội: ở Việt nam phần lớn các thiết bị chuyên dùng hay dây chuyền sản xuất đều phải nhập khẩu ở nước ngoài, nếu chính sách thuế quan (nhập khẩu..) thay đổi sẽ tác động đến giả cả hàng hoá máy móc thiết bị làm cho giá cả hàng hoá đó khi nhập về Việt nam sẽ thay đổi theo. Máy móc thiết bị được sản xuất ra còn phụ thuộc vào thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng
III. Các nguyên tắc chung trong thẩm định giá máy móc thiết bị
Việc thẩm định giá được tiến hành dựa trên cơ sở toàn bộ thông tin có liên quan được thẩm định viên thu thập trên thị trường và thông tinh do khách hàng cung cấp. Trong quá trình thực hiện thẩm định viên không chịu trách nhiệm đối với kết quả thẩm định giá nếu thông tin khách hàng cung cấp không đấy đủ để tiến hành thẩm định. Mặt khác, thẩm định viên cần phải cung cấp cho khách hàng những đánh giá độc lập, khách quan, được nghiên cứu đầy đủ và logic về giá trị của tài sản vào thời điểm thẩm định giá và theo yêu cầu cụ thể của khách hàng.
Để thực hiện được điều trên trong quá trình điều chỉnh, đánh giá thẩm định viên cần thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất
Việc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản là đạt được mức hữu dụng tối đa trong những hoàn cảnh kinh tế – xã hội thực tế phù hợp, có thể cho phép về mặt kỹ thuật, về pháp lý, về tài chính và đem lại giá trị lớn nhất cho tài sản.
Tuy nhiên, một tài sản đang sử dụng thực tế không nhất thiết đã thể hiện khả năng sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản đó.
- Nguyên tắc cung – cầu
Giá trị của một tài sản được xác định bởi mối quan hệ cung và cầu về tài sản đó trên thị trường. Ngược lại, giá trị của tài sản đó cũng tác động đến cung và cầu về tài sản. Giá trị của tài sản thay đổi tỷ lệ thuận với cầu và tỷ lệ nghịch với cung về tài sản.
Giá trị của tài sản được xác định bởi mối quan hệ cung và cầu, trong đó có các yếu tố về đặc điểm vật lý và đặc điểm kinh tế – xã hội khác biệt với những thuộc tính của các tài sản khác. Sự ảnh hưởng của những đặc tính phụ thêm này được phản ánh trong cung – cầu và giá trị tài sản.
- Nguyên tắc thay đổi:
Giá trị của tài sản thay đổi theo sự thay đổi của những yếu tố hình thành nên giá trị của nó.
Giá trị của tài sản cũng được hình thành trong quá trình thay đổi liên tục phản ánh hàng loạt các mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị. Bản thân các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị luôn luôn thay đổi. Do đó, trong thẩm định giá tài sản, thẩm định viên phải nắm được mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố ở trạng thái động, phải phân tích quá trình thay đổi nhằm xác định mức sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất.
- Nguyên tắc thay thế
Trong trường hợp hai hay nhiều tài sản có thể thay thế lẫn nhau trong quá trình sử dụng, thì giá trị của những tài sản đó được xác định bởi sự tác động lẫn nhau của tài sản này đến tài sản khác.
Hình thành giá trị của tài sản được thẩm định giá thường có liên quan đến giá trị của các tài sản khác có thể thay thế .
Khi hai tài sản có tính hữu ích như nhau, tài sản nào chào bán ở mức giá thấp nhất thì tài sản đó sẽ bán được trước. Giới hạn trên của giá trị tài sản có xu hướng được thiết lập bởi chi phí mua một tài sản thay thế cần thiết tương đương, với điều kiện không có sự chậm trễ quá mức làm ảnh hưởng đến sự thay thế. Một người thận trọng sẽ không trả giá cao hơn chi phí mua một tài sản thay thế trong cùng một thị trường và một thời điểm.
- Nguyên tắc cân bằng
Các yếu tố cấu thành của tài sản cần phải cân bằng để tài sản đạt được khả năng sinh lời tối đa hay mức hữu dụng cao nhất. Do đó, để ước tính mức sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản, cần phải phân tích xem liệu đã đạt tới sự cân bằng như vậy hay không.
Trong lĩnh vực bất động sản, giá bán đất ở một vị trí không chỉ ra rằng vị trí đất kế cận cũng phải có cùng một mức giá trị như vậy.
- Nguyên tắc thu nhập tăng hoặc giảm
Tổng thu nhập trên khoản đầu tư tăng lên sẽ tăng liên tục tới một điểm nhất định, sau đó mặc dù đầu tư tiếp tục tăng nhưng độ lớn của thu nhập tăng thêm sẽ giảm dần.
Nguyên tắc này cũng hoàn toàn đúng đối với đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.
7Nguyên tắc phân phối thu nhập
Tổng thu nhập sinh ra từ sự kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, quản lý) và có thể được phân phối cho từng yếu tố này. Nếu việc phân phối được thực hiện theo nguyên tắc tương ứng thì phần tổng thu nhập còn lại sau khi đã phân phối cho vốn, lao động và quản lý sẽ thể hiện giá trị của đất đai.
- Nguyên tắc đóng góp
Mức độ mà mỗi bộ phận của tài sản đóng góp vào tổng thu nhập từ toàn bộ tài sản có tác động đến tổng giá trị của tài sản đó.
Giá trị của một tác nhân sản xuất hay một bộ phận cấu thành tài sản phụ thuộc vào sự vắng mặt của tác nhân đó làm giảm đi bao nhiêu giá trị của toàn bộ tài sản, có nghĩa là lượng giá trị mà nó đóng góp vào giá trị toàn bộ là bao nhiêu.
Nguyên tắc này là nguyên tắc cơ bản trong việc xem xét tính khả thi của việc đầu tư bổ sung vào tài sản khi thẩm định viên xác định mức sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất.
- Nguyên tắc tuân thủ
Tài sản cần phải phù hợp với môi trường của nó nhằm đạt được mức sinh lời tối đa hoặc mức hữu dụng cao nhất. Do đó, thẩm định viên phải phân tích xem liệu tài sản đó có phù hợp với môi trường hay không khi thẩm định viên xác định mức sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất.
- Nguyên tắc cạnh tranh
Lợi nhuận cao vượt trội sẽ thúc đẩy cạnh tranh, ngược lại, cạnh tranh quá mức có thể làm giảm lợi nhuận và cuối cùng có thể không còn lợi nhuận. Đối với tài sản, mối quan hệ cạnh tranh cũng được quan sát giữa các tài sản với nhau và giữa tài sản này với tài sản khác. Do đó, giá trị của tài sản được hình thành là kết quả của sự cạnh tranh trên thị trường.
- Nguyên tắc dự tính lợi ích tương lai
Giá trị của tài sản có thể được xác định bằng việc dự tính khả năng sinh lợi trong tương lai.
Giá trị của tài sản cũng chịu ảnh hưởng bởi việc dự kiến thị phần của những người tham gia thị trường và những thay đổi có thể dự tính trước trong yếu tố này cũng ảnh hưởng đến giá trị.
Việc ước tính giá trị của tài sản luôn luôn dựa trên các triển vọng tương lai, lợi ích dự kiến nhận được từ quyền sử dụng tài sản của người mua.
- Cơ sở giá trị của thẩm định giá
- Cơ sở giá trị thị trường
Giá trị thị trường là giá trị thực ước tính của một tài sản phải trao đổi vào ngày thẩm định giá giữa người mua tự nguyện và người bán tự nguyện trong một giao dích bình thường sau khi đã tiếp thị đúng cách. Ở nơi ấy, các bên đã hành động thận trọng, am tường và không bị ép buộc.
- a) “Giá trị thực ước tính” có nghĩa là giá, thường được biểu lộ dưới dạng tiền, phải trả cho một tài sản trong một thị trường giao dịch bình thường. Giá trị thị trường được tính khi giá hợp lý nhất hoặc giá ước tính có thể đạt được trong thị trường vào ngày thẩm định giá phù hợp với việc xác định “Giá trị thị trường”. Việc ước tính cụ thể bao gồm giá ước tính tăng giả tạo hoặc giảm giả tạo do các giới hạn đặc biệt hoặc môi trường điển hình như tài chính, điều kiện bán và các hợp đồng thuê lại tài sản đã bán, các khoản tiền bảo chứng đặc biệt hoặc các chuyển nhượng được công nhận bởi bất kỳ người nào kết hợp với việc bán, hoặc bất kỳ yếu tố giá trị đặc biệt nào.
- b)“một tài sản có thể trao đổi” có nghĩa là thực tế mà giá trị của một tài sản là giá trị thực ước tính khác với giá bán trù định hoặc giá bán thực tế. Nó là mức giá mà thị trường cho rằng việc giao dịch sẽ được hoàn tất vào ngày thẩm định giá, thoả mãn tất cả yếu tố khác của việc xác định “giá trị thị trường”.
- c)“vào ngày thẩm định giá” biểu thị giá trị thị trường ước tính là thời điểm cụ thể vào một ngày đã cho. Vì các thị trường và các điều kiện thị trường có thể thay đổi, giá trị ước tính có thể không chính xác hoặc không thích hợp vào thời điểm khác. Giá trị thực thẩm định giá sẽ phản ánh trạng thái và hoàn cảnh thị trường thực tế vào ngày thẩm định giá, không vào một ngày trước đó hoặc một ngày tương lai.
- d) “người mua tự nguyện có nghĩa là một người có động cơ mua nhưng không bị cưỡng ép mua. Người mua này hoặc quá khao khát hoặc đã quyết định mua với bất kỳ giá nào. Người mua này cũng là người mua phù hợp với thực tế thị trường hiện tại, và với các dự tính của thị trường hiện tại, khác với thị trường không có thật hoặc thị trường giả thiết mà không thể chứng minh là có tồn tại hoặc được trù định bởi thị trường. Người mua giả định sẽ không trả giá cao hơn giá thị trường đưa ra. Chủ sở hữu tài sản hiện tại kể cả những người tạo thành “thị trường”. Thẩm định viên không cần phải thực hiện giả định không chân thật về điều kiện thị trường hoặc giả định mức giá trị thị trường cao hơn mức có thể đạt được.
đ) “người bán tự nguyện” có nghĩa là một người hoặc quá khao khát hoặc người bán bắt buộc bán với bất cứ giá nào, hoặc một người sẵn sàng không nhượng bộ đối với giá được xem là không hợp lý trong thị trường hiện tại. Người bán được thúc đẩy bán tài sản với điều kiện được chấp nhận của thị trường để đạt được giá tốt nhất trong thị trường mở, và sau khi tiếp thị đúng mức, bất kể giá nào có thể đạt. Trường hợp căn cứ theo sự thực của chủ sở hữu tài sản thực sự không nằm trong phần xem xét này vì “người bán tự nguyện” là chủ sở hữu giả định.
- e)“trong một giao dịch bình thường” có nghĩa là một trong các bên không có một mối quan hệ riêng hoặc đặc biệt nào (ví dụ: giữa công ty mẹ và công ty con, hoặc chủ nhà và người thuê) những người này có thể đưa ra mức giá không phù hợp với giá thị trường. Giao dịch giá trị thị trường được cho là giao dịch giữa các bên không có quan hệ gì với nhau, mỗi bên đều hành động độc lập.
- g)sau khi tiếp thị đúng mức” có nghĩa là tài sản sẽ được tiếp thị theo lối thích hợp nhất để tác động cho việc bán nó với giá hợp lý nhất phù hợp với xác định giá trị thị trường. Khoảng thời gian tiếp thị có thể thay đổi cùng với điều kiện thị trường, nhưng phải đầy đủ để cho phép tài sản đem lại sự chú ý của số lượng người mua tiềm năng thích hợp. Khoảng thời gian tiếp thị xảy ra trước ngày thẩm định giá.
h “ở nơi ấy các bên đã hành động thận trong và có hiểu biết”cho là cả người mua và người bán được thông tin đầy đủ về bản chất và các đặc tính của tài sản, việc sử dụng tài sản đó thực tế và tiềm năng và tình trạng của thị trường vào ngày thẩm định giá. Mỗi bên được coi như là hành động vì lợi ích riêng với sự hiểu biết và thận trọng khi mưu cầu giá tốt nhất cho vị trí riêng của mình trong giao dịch. Sự thận trọng được đánh giá bằng cách dựa vào tình trạng của thị trường vào ngày thẩm định giá, không có lợi ích muộn vào một ngày nào sau đó.
- i) “và không bị ép buộc” chứng minh rằng mỗi bên được thúc đẩy thực hiện giao dịch, nhưng không bị ép buộc quá mức để thực hiện giao dịch.
- Cơ sở giá trị phi thị trường
Bên cạnh giá trị thị trường giá trị của máy móc thiết bị còn có thể được rút ra từ lợi ích kinh tế thay thế của những chức năng gắn với nó hoặc phản ánh những biểu hiện thị trường không hiện hình hay không bình thường, đó là cơ sở được biểu hiện phi thị trường bao gồm các dạng chủ yếu sau:
2.2.1. Giá trị trong sử dụng:
Là giá trị một máy móc thiết bị khi nó đang được đơn vị cũ thể sử dụng trong một mục đích nhất định. Do đó nó không liên quan đến thị trường, là cơ sở giá trị khi máy móc thiết bị được thẩm định với tư cách là bộ phận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, loại giá trị này được thể hiện ở một loại máy móc thiết bị nhất định góp vào doanh nghiệp với tư cách là một bộ phận của tổng tài sản của doanh nghiệp không tính đến giá trị sử dụng tối ưu và tốt nhất của nó cũng như số tiền mà nó mang lại khi được mang ra bán, xét về góc độ kế toán, giá trị đang sử dụng là giá trị của dòng tiền mặt ước tính có thể mang lại trong tương lai kể từ khi sử dụng cho đến khi thanh lý, tức là khi tài sản kết thúc chu kỳ sống hữu ích của nó đối với doanh nghiệp.
Giá trị đang sử dụng của máy móc thiết bị có xu hướng cao hơn giá thị trường của chúng khi doanh nghiệp đang kinh doanh phát đạt, thu được lợi nhuận cao hơn so với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự, ngược lại khi doanh nghiệp làm ăn kém hiểu qủa thì giá trị sử dụng của máy móc thiết bị có xu hướng nhỏ hơn giá trị thị trường.
2.2.2. Giá trị thanh lý hoặc giá bán bắt buộc:
Là lượng tiền thu được một cách hợp lý do việc bán máy móc thiết bị trong một khoảng thời gian quá ngắn không thể đáp ứng được yêu cầu về thời hạn tìm hiểu thị trường như trong định nghĩa giá trị thị trường.
2.2.3. Giá trị tận dụng:
Là giá trị máy móc thiết bị khi bị loại bỏ làm phế liệu, không sử dụng tiếp và không có sự sửa chữađặc biệt nào, có thể xem đó như một tổng hoặc giá trị thuần của các chi phí loại bỏ, giá trị tận dụng cũng có thể gọi là giá trị phế liệu.
2.2.4. Giá trị phục hồi:
Là chi phí cần thiết để thay thế, sửa chữa hoặc tạo dựng lại máy móc thiết bị để bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn tương đương về cơ bản nhưng không tốt hơn máy móc thiết bị khi còn mới.
2.2.5. Giá trị bồi thường thiệt hại:
Là chi phí cần thiết để thay thế, sửa chữa hoặc tạo dựng lại máy móc thiết bị để đảm bảo điều kiện về cơ bản là tương đương nhưng không tốt hơn những điều kiện của nó vào thời gian có thiệt hại xảy ra được tính trong điều kiện và thời gian sử dụng còn lại.
2.2.6. Giá trị đầu tư:
Là giá trị của một máy móc thiết bị hoặc một dây chuyền sản xuất đối với một hoặc một số nhà đầu tư nào đó cho một dự án đầu tư nhất định, khái niệm này liên quan đến những máy móc thiết bị chuyên biệt đối với những nhà đầu tư riêng biệt. Giá trị đầu tư của một máy móc thiết bị có thể cao hơn hoặc nhỏ hơn giá trị thị trường của máy móc thiết bị đó, không nên lầm lẫn giữa giá trị đầu tư và giá trị thị trường, tuy nhiên giá trị thị trường có thể phản ảnh một số đánh giá cá nhân của chủ đầu tư về giá trị đầu tư.
2.2.7. Giá trị đặc biệt:
Là khái niệm có liên quan đến các yếu tố, đặc biệt có thể làm tăng giá trị tài sản lên trên giá trị thị trường. Giá trị đặc biệt có thể nảy sinh gắn kết một tài sản khác về kỹ thuật, sự thu hút, sự quan tâm đặc biệt của một ít khách hàng, không thu hút sự quan tâm của nhiều người.
2.2.8. Giá trị có thể bảo hiểm (chi phí thay thế bảo hiểm):
Là chi phí thay thế khấu hao mới xác định theo chính sách bảo hiểm.
2.2.9. Giá trị thực hiện đấu thầu:
Là số lượng giá trị một người dự kiến sẽ giành được tại một cuộc đấu thầu công khai tiến hành đúng luật lệ.
- Quy trình Thẩm định giá máy móc thiết bị
Khái niệm:
Quy trình thẩm định giá là một khoa học thực hiện có tổ chức và logic được sắp xếp phù hợp với các quy tắc cơ bản đã được xác định rõ, nó giúp cho nhà thẩm định giá có thể đưa ra một kết luận ước tính giá trị có cơ sở và có thể tin tưởng được.
Quy trình thẩm định giá máy móc thiết bị:
- a)Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá thị trường hay phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá
– Xác định mục đích thẩm định giá của khách hàng
– Xem xét đánh giá sơ bộ tài sản thẩm định giá về pháp lý, vị trí, đặc điểm, tính năng, thông số kỹ thuật của máy móc thiết bị và các vấn đề có liên quan đến tài sản.
– Đưa ra các dự kiến về phương pháp, nguồn thu thập thông tin… để lập phương án thẩm định giá
Lập kế hoạch thẩm định giá:
– Nhân lực thực hiện, phân công người phụ trách, nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm, tổ chức phối hợp giữa các nhóm…
– Thời gian biểu;
– Các phương tiện, công cụ dụng cụ cần phải có để thực hiện việc khảo sát hiện trường…
– Phối hợp với khách hàng, người hướng dẫn khảo sát hiện trạng;
– Phối hợp với khách hàng, người hướng dẫn khảo sát hiện trạng;
Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin;
– Khảo sát hiện trường để có được đầy đủ các thông tin về máy móc thiết bị, như: năm chế tạo, xuất xứ, các thông số kỹ thuật chủ yếu, vật liệu chế tạo ra máy móc thiết bị, nguồn cung cấp máy móc thiết bị, tình trạng kỹ thuật hiện tại, …
– Thu thập thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng khai thác của máy móc thiết bị cần thẩm định.
– Nghiên cứu thị trường trong nước, thị trường khu vực để tìm kiếm thông tin phù hợp với phương pháp ứng dụng để thẩm định giá tài sản theo yêu cầu của khách hàng
– Tình hình các tài sản tương đồng trên thị trường.
– Tình hình chính trị , kinh tế, xã hội trong và ngoài nước.
- Phân tích thông tin;
– Phân tích đánh giá các thông tin đã thu thập được.
– Đối chiếu kết quả khảo sát hiện trường với tài liệu khách hàng cung cấp.
– Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của máy móc thiết bị, tình hình thị trường, …
Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá;
– Chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp với mục đích và tài sản thẩm định giá.
– Thực hiện các nội dung của phương pháp thẩm định giá được chọn.
- Lập báo cáo và chứng thư kết quả thẩm định giá.
– Căn cứ vào kết quả thu được từ các bước trên
– Căn cứ theo mẫu quy định
Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THẨM ĐỊNH GIÁ.
Đ/c: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: – 0929.17.27.86.
Email: [email protected].
Website: https://thamdinhgia.net
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học