Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Giá (sửa đổi), nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, giá là vấn đề phức tạp, dễ phát sinh tiêu cực, do vậy cần có cơ chế kiểm soát, đảm bảo chặt chẽ trong công tác thẩm định giá.
Các đại biểu tại Hội nghị
Dự thảo luật đã được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 với 115 lượt ý kiến của đại biểu Quốc hội phát biểu tại tổ và hội trường. Trên cơ sở đó, ban soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra đã phối hợp rà soát, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 21.
Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo đã thống nhất bỏ 3 Điều; bổ sung 5 Điều; bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung 4 nội dung của các luật có liên quan; bổ sung thêm Phụ lục số 1 quy định Danh mục các hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá.
Giá là thành tố quan trọng, ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến từng người dân, doanh nghiệp
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Thị Phú Hà nhấn mạnh, giá là vấn đề ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến từng người dân, doanh nghiệp, liên quan ổn định thị trường, do đó cần được quy định cụ thể trong luật nhằm tạo sự công khai, minh bạch. Đồng thời, việc quy định rõ danh mục các mặt hàng bình ổn giá trong luật cũng nhằm khắc phục tình trạng “luật khung, luật ống”.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí- Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, trong dự thảo Luật này, những quy định về giá dịch vụ y tế rất mờ nhạt hoặc gần như không tìm thấy. Trong khi đó, vấn đề liên quan đến giá cực kỳ phức tạp, là thành tố quan trọng, dễ phát sinh tiêu cực.
Nhấn mạnh trong công tác đấu thầu, giá là đích đến của mọi cuộc thương thảo, giá cũng là vấn đề mà kẻ xấu hay lợi dụng tìm kẽ hở để trục lợi, bởi vậy đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí nêu rõ, giá dịch vụ y tế còn là vấn đề phức tạp hơn nhiều. Bởi nó có nhiều loại hình, hạng mục, chủng loại … như giá có tự chủ, giá không tự chủ, giá có xã hội hóa, giá không xã hội hóa. Ngoài ra, giá dịch vụ thầy thuốc là bác sỹ, tiến sỹ, phó giáo sư, giáo sư cũng khác nhau; giá dịch vụ thầy thuốc trong nước với nước ngoài cũng khác nhau. Không chỉ vậy, giá dịch vụ y tế trong khám bệnh, chữa bệnh từ xa cũng khác với khám, chữa bệnh trực tiếp…
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí- Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội
Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) mà Quốc hội vừa thông qua là thành công rất lớn, đã tháo gỡ được nhiều vấn đề. Liên quan đến giá dịch vụ y tế, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí nói thêm, rất nhiều lần trong quá trình soạn thảo bị “vướng”, khi cử tri hỏi thì chúng ta nói rằng vấn đề này sẽ được sửa đổi trong Luật Đấu thầu (sửa đổi) và Luật Giá (sửa đổi). Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) được đưa ra thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ngày 5/4 đã có một số Điều từ 51 đến 54 đã khá tốt. Nếu sửa thêm một số điểm thì coi như ổn nhưng giá lại chưa được đề cập.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh, giá là thành tố rất quan trọng để quyết định việc tự chủ bệnh viện công nhằm hạn chế việc tư nhân hóa bệnh viện công. Khi một bệnh viện tự chủ, đặc biệt là tự chủ toàn diện thì có 2 điều phải hết sức quan tâm đó là, giá giường phục vụ bệnh nhân được Bảo hiểm y tế chi trả khác với giá giường dịch vụ; có bao nhiêu giường được phép chuyển sang dịch vụ. Do vậy, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị trong dự thảo Luật Giá (sửa đổi) cần có quy định cụ thể về giá dịch vụ y tế để làm cơ sở xây dựng các thông tư về giá dịch vụ y tế, thuốc, vật tư y tế…
Cần có cơ chế kiểm soát, bảo đảm chặt chẽ trong công tác thẩm định giá
Nêu quan điểm tại hội nghị, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Đức- Đoàn ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh cho biết, qua nghiên cứu các vụ án vi phạm về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, một trong những vấn đề nổi lên là việc thẩm định giá, “thổi” giá cao, đặc biệt với thiết bị y tế. Đại biểu cho rằng, tình trạng trên xảy ra do có lỗ hổng trong quy định pháp luật ở Luật Giá hiện hành.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
Mặc dù cơ quan soạn thảo đã sửa đổi các điều khoản này để khắc phục những bất cập hiện hành, cụ thể ở Điều 47, Điều 53 dự luật, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Đức vẫn cho rằng, cần có quy định chặt chẽ hơn nữa về nghĩa vụ, trách nhiệm của thẩm định viên trong vấn đề thẩm định giá.
Hiện dự thảo Luật đang quy định thẩm định viên về giá có nghĩa vụ giải trình hoặc bảo vệ báo cáo kết quả thẩm định giá do mình thực hiện với khách hàng thẩm định giá hoặc bên thứ ba được sử dụng báo cáo kết quả thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá khi có yêu cầu; giải trình báo cáo kết quả thẩm định giá do mình thực hiện với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Đức- Đoàn ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh
Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Đức, cần có cơ chế kiểm soát, bảo đảm chặt chẽ trong việc cung cấp thông tin giữa các bên liên quan trong vấn đề thẩm định giá. Bên cạnh đó, cần quy định thẩm định viên về giá có nghĩa vụ giải trình hoặc bảo vệ báo cáo kết quả thẩm định giá do mình thực hiện với khách hàng thẩm định giá hoặc bên thứ ba được sử dụng báo cáo kết quả thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá khi có yêu cầu. Đồng thời, giải trình báo cáo kết quả thẩm định giá do mình thực hiện với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Đức cho rằng, để bảo vệ cán bộ, tránh trường hợp xảy ra các vụ việc vi phạm, cần quy định bắt buộc phải báo cáo kết quả thẩm định giá, chứ không phải chỉ báo cáo khi yêu cầu. Điều này nhằm bảo đảm hậu kiểm đầy đủ chặt chẽ trong thẩm định giá, phòng ngừa trường hợp thông đồng thao túng giá gây hậu quả nghiêm trọng.
Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam
Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam cũng đề nghị dự thảo Luật phải quy định thật rõ về nội dung liên quan đến Hội đồng thẩm định giá để có thể an tâm về chất lượng của Hội đồng.
Nêu ý kiến về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Tuấn Thịnh- Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội cho biết, về hoạt động thẩm định giá của nhà nước, dự thảo luật quy định chưa chặt chẽ về trách nhiệm, năng lực chuyên môn của thành viên Hội đồng thẩm định giá.
Cụ thể, điều 59 của dự thảo Luật quy định: Thẩm định giá của Nhà nước được thực hiện trong trường hợp pháp luật quy định sử dụng phương thức thẩm định giá của Nhà nước là một trong các cơ sở để người có thẩm quyền xem xét quyết định hoặc phê duyệt giá.
Bên cạnh đó, điều 60 của dự thảo Luật quy định, Hội đồng thẩm định giá phải có tối thiểu 3 thành viên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý, sử dụng của người thành lập Hội đồng. Hội đồng phải có ít nhất 50% thành viên bao gồm Chủ tịch Hội đồng có một trong các chứng nhận chuyên môn.
Do vậy, đại biểu đề xuất quy định tất cả các thành viên Hội đồng thẩm định giá đều cần có các chứng nhận chuyên môn đầy đủ, để bảo đảm tất cả đều có đủ năng lực chuyên môn, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các ý kiến, nhận định, đánh giá chuyên môn của mình; đồng thời cũng cần liên tục cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn để bảo đảm việc thẩm định giá được thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật./.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].