Cần quy định theo hướng chuyên môn sâu trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo 2 lĩnh vực: Thẩm định giá tài sản và thẩm định giá doanh nghiệp…”.
Trong bài viết “Vì sao kết quả thẩm định giá chưa cao, chưa đáng tin cậy?” mà MarketTimes đăng tải trước đây, ông Nguyễn Văn Truyền – Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính đã đặt ra những vấn đề tồn tại của nghề thẩm định giá hiện nay.
Trong bài viết này, ông Nguyễn Văn Truyền đã đưa ra những góp ý để khắc phục những tồn tại đó.
bất động sảnyễn Văn Truyền, hiện nay nền kinh tế nước ta có quy mô phát triển tương đối lớn, cơ chế thị trường đã phát triển theo chiều sâu và đồng bộ tất cả các loại thì trường, bao gồm thị trường hàng hóa, dịch vụ, bất động sản, thị trường lao động…
Đặc biệt giai đoạn sắp tới cả nước đang quyết tâm thực hiện kế hoạch 5 năm và chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Nền kinh tế nước ta sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ với quy mô ngày càng lớn, các giao dịch kinh tế ngày càng phong phú đã dạng với các yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, minh bạch và lành mạnh. Điều đó đặt ra những cơ hội, thách thức lớn đối với sự phát triển của ngành nghề dịch vụ thẩm định giá thời gian sắp tới.
Tôn trọng nguyên tắc độc lập, khách quan trong hành nghề của thẩm định viên
Ông Nguyễn Văn Truyền cho rằng nghề thẩm định giá cần phải được tiếp tục củng cố và có bước tiến bộ vượt bậc thì mới có thể đáp ứng được sự phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới với yêu cầu khái quát như: Các doanh nghiệp cần phải có quy mô, năng lực thẩm định giá lớn hơn; Thẩm định viên về giá yêu cầu có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt hơn và chuyên sâu hơn, có tính chuyên nghiệp cao hơn đồng thời quản lý Nhà nước về lĩnh vực này chặt chẽ hơn.
Ông Nguyễn Văn Truyền nhấn mạnh, định hướng phát triển dịch vụ thẩm định giá trong thời gian tới cần chú ý:
Phát triển dịch vụ thẩm định giá tài sản ở Việt Nam đảm bảo tuân thủ quy định của hệ thống pháp luật Nhà Nước, tạo môi trường pháp lý ổn định và thuận lợi để đưa nghề thẩm định giá tài sản thành một nghề có tính chuyên nghiệp cao.
Phát triển dịch vụ thẩm định giá tài sản ở nước ta thành công cụ hữu hiệu giúp cho thị trường tài sản trở nên công khai, minh bạch. Giúp cho việc quản lý và sử dụng hiệu quả các tài sản và các nguồn lực; Giảm thiểu những rủi ro trong đầu tư, bảo đảm lợi ích hợp pháp và chính đáng của các bên tham gia thị trường thông qua việc xác định đúng giá trị của các tài sản.
Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước: Sự quản lý, giám sát thống nhất của Bộ Tài chính trong lĩnh vực dịch vụ thẩm định giá tài sản, nâng cao vai trò của tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá. Tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, tôn trọng nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực trong hành nghề của thẩm định viên.
Phát triển dịch vụ thẩm định giá tài sản của nước ta đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc, thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Hội nhập khu vực và quốc tế sâu hơn trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản.
Kiểm soát sự phát triển nóng của các doanh nghiệp thẩm định giá
Ông Nguyễn Văn Truyền cho rằng, để cụ thể hóa các định hướng này cần tập trung vào các giải pháp như:
Về cơ chế chính sách, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực thẩm định giá một cách đầy đủ và đồng bộ. Hoàn thiện quy định về điều kiện cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ thì cần kiểm soát sự phát triển nóng của các doanh nghiệp thẩm định giá.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
Bổ sung pháp luật theo hướng quy định chuyên môn sâu trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo 2 lĩnh vực: Thẩm định giá tài sản (bất động sản, động sản) và thẩm định giá doanh nghiệp (doanh nghiệp, tài sản tài chính, tài sản vô hình). Đồng thời yêu cầu về tỷ lệ vốn để đảm bảo khả năng kiểm soát doanh nghiệp đối với các thành viên góp vốn là thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp. Nâng nội dung quy định từ Nghị định lên thành Luật về tiêu chuẩn của thẩm định viên là người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá.
Tăng cường quy định về quản lý đối với thẩm định viên về giá, phân ngành theo chuyên môn, nghiệp vụ thẩm định giá để hướng để tính chuyên nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế. Đặc biệt là cần phân loại thẩm định viên về giá để bảo đảm tính chuyên sâu, chuyên nghiệp qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí xã hội theo 2 lĩnh vực hoạt động.
Quy định người có thẻ thẩm định viên về giá được tham gia các hoạt động tư vấn định giá cho cơ quan Nhà nước mà không phải trang bị thêm các chứng chỉ chuyên môn khác như hiện nay.
Hoàn thiện các quy định liên quan đến thi, cấp, thu hồi thẻ thẩm định viên về giá như quy định cụ thể hơn về việc thu hồi tạm thời và thu hồi vĩnh viễn thẻ thẩm định viên về giá…
Xác định Hệ thống các tiêu chuẩn thẩm định giá là các tiêu chuẩn chuẩn quốc gia, các lĩnh vực thực hiện tư vấn xác định giá phải tuân thủ…
Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Truyền còn kiến nghị phải hoàn thiện khâu tổ chức thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước về thẩm định giá. Cụ thể là đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý đối với hoạt động thẩm định giá; Xây dựng cơ sở dữ liệu về thẩm định giá; Chủ động trong hợp tác quốc tế ở lĩnh vực thẩm định giá; Tăng cường phối hợp và nâng cao vai trò của hội nghề nghiệp thẩm định giá, khuyến khích các hoạt động của Hội Thẩm định giá Việt Nam…
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].