Định giátài sản trí tuệlà cơ sở cho hàng loạt các hoạt động kinh tế quan trọng như chuyển giao tài sản trí tuệ, mua bán, góp vốn, liên doanh… giúpdoanh nghiệpxác định được tài sản thực của mình nhằm tạo cơ sở hoạch định chiến lược đầu tư, sản xuất,kinh doanhmột cách có hiệu quả, cũng như quản lý các hoạt động tài chính như kiểm toán, kế toán, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chính sách thuế…
Định giá tài sản được thực hiện bằng nhiều phương pháp và phương pháp tiếp cận theo chi phí thay thế là một trong ba phương pháp cơ bản để đánh giá tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Vậy nội dung của phương pháp này như thế nào? Và có ưu nhược điểm gì khi định giá tài sản trí tuệ?
Nội dung phương pháp
Phương pháp tiếp cận theo chi phí dựa trên cơ sở nguyên lý thay thế, nghĩa là giá trị tài sản trí tuệ được ước tính căn cứ vào chi phí để tạo ra tài sản trí tuệ giống hệt hoặc chi phí tạo ra một tài sản trí tuệ thay thế, có cùng chức năng theo giá thị trường. Tóm lại là phương pháp ước tính giá trị dựa trên căn cứ các tài liệu, số liệu phản ánh nguồn lực tài chính, nhân lực, vật lực đã đầu tư để tạo ra tài sản đó hoặc các tài sản tương đương.
Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là để xác định và tổng hợp các chi phí quá khứ đã phát sinh trong quá trình tạo dựng và phát triển tài sản trí tuệ, tổng chi phí được coi như giá trị của tài sản trí tuệ đó; hoặc xác định và tổng hợp các chi phí cần thiết để tạo ra một tài sản trí tuệ có khả năng đem lại lợi nhuận trong tương lai giống như tài sản đang được định giá.
Các chi phí đó có thể là chi phí nghiên cứu, phát triển, chi phí cho việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, chi phí bảo hộ, quảng cáo… Các chi phí này sẽ là cơ sở để xác định giá trị của tài sản sở hữu trí tuệ. Các phương pháp chi phí bao gồm: Phương pháp chi phí quá khứ, phương pháp chi phí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế. Trong bài sẽ đề cập đến việc định giá tài sản trí tuệ bằng phương pháp chi phí thay thế.
Phương pháp chi phí thay thế
Chi phí thay thế là chi phí cần sử dụng để tạo ra một chi phí thay thế chính tài sản đó với cùng công năng sử dụng và hiệu quả kinh tế tương đương. Phương pháp chi phí thay thế xác định giá trị của một tài sản trí tuệ thông qua việc tính toán chi phí thay thế tài sản đó bằng một tài sản khác có chức năng, công dụng tương tự theo giá thị trường hiện hành. Công thức định giá tài sản trí tuệ bằng phương pháp chi phí thay thế:
Giá trị của tài sản trí tuệ = Chi phí thay thế – Lũy kế phần giá trị giảm đi do hao mòn và lỗi thời.
Việc xác định này có thể được thực hiện thông qua một trong hai cách sau:
– Xác định chi phí tái sản xuất một tài sản tương đồng trên thị trường,
– Xác định chi phí phát triển, thay thế hoặc xây dựng một tài sản tương tự.
Việc xác định chi phí tái sản xuất này cần cân nhắc các đặc điểm khác nhau có thể đo lường được của tài sản thay thế và tài sản thẩm định (ví dụ như năng lực sản xuất và dịch vụ) cũng như thời điểm đánh giá các chi phí thay thế so với thời điểm thẩm định giá. Vì trong phương pháp này, chi phí cơ hội có thể được xem xét như một phần của chi phí thay thế gắn liền với những thay thế đó.
Để có thể áp dụng phương pháp chi phí thay thế cần có thông tin về chi phí cần thiết để tạo ra tài sản trí tuệ có chức năng tương tự như tài sản trí tuệ cần thẩm định; và thông tin về khấu hao, hao mòn và lỗi thời của tài sản trí tuệ cần thẩm định, và/hoặc các tài sản trí tuệ tương tự trên thị trường. Vì vậy, tương tự như phương pháp chi phí tái tạo, phương pháp chi phí thay thế thường được sử dụng để định giá tài sản trí tuệ trong các trường hợp:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
– Sẵn có thông tin, số liệu chi tiết về chi phí tạo ra tài sản trí tuệ, đặc biệt là trong trường hợp xác định giá trị tài sản trí tuệ đối với chính người sở hữu tài sản trí tuệ đó.
– Khi tài sản trí tuệ tiếp tục được sử dụng bởi người chủ sở hữu (Dựa trên giả định nếu người chủ sở hữu mất đi tài sản trí tuệ này, họ phải tạo ra tài sản trí tuệ tương tự để thay thế và tiếp tục sử dụng).
– Áp dụng với những tài sản trí tuệ mà không xác định được dòng thu nhập hoặc các lợi ích kinh tế khác.
Để khai thác và sử dụng hiệu quả những giá trị to lớn của tài sản trí tuệ, cần phải lựa chọn được phương pháp định giá tài sản trí tuệ tối ưu và đem lại kết quả chính xác nhất. Vì vậy, với tư cách là một phương pháp định giá tài sản trí tuệ mang tính chính xác cao, phương pháp chi phí cần xoá bỏ những hạn chế để việc định giá tài sản trí tuệ bằng phương pháp này đạt hiệu quả hơn.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].