DCF – Discounted Cash Flow hay dòng tiền chiết khấu là một thuật ngữ khá phổ biến trong việc định giá một khoản đầu tư nào đó. Tuy nhiên, khái niệm về DCF vẫn còn khá xa lạ với chúng ta. Cùng Yuanta Việt Nam tìm hiểu thêm qua bài viết này về dòng tiền chiết khấu DCF là gì, ưu và nhược điểm, cách tính DCF là gì nhé.
Dòng tiền chiết khấu DCF là gì?
Dòng tiền chiết khấu DCF (Discounted Cash Flow) là một phương pháp hữu hiệu được nhiều người sử dụng trong việc ước tính giá trị của khoản đầu tư nào đó bằng cách dựa vào dòng tiền của khoản đầu tư đó trong tương lai.
bất động sản dễ hiểu hơn, DCF được các nhà đầu tư sử dụng để có thể tính toán giá trị của một khoản đầu tư. Khoản đầu tư có thể là tài sản, trái phiếu, cổ phiếu giao dịch, tiền mặt, bất động sản,… hoặc bất cứ loại hình đầu tư nào có thể có kỳ vọng tạo ra được dòng tiền, họ sẽ tính DCF dựa vào các dòng tiền của khoản đầu tư đó trong tương lai. Nhờ vậy, các nhà đầu tư có thể dự tính được mức độ hấp dẫn, mức độ sinh lời của cơ hội đầu tư đó.
Dòng tiền chiết khấu DCF thể hiện nó sẽ đánh giá được giá trị nội tại của 1 doanh nghiệp. Nếu giá trị mà doanh nghiệp đạt được bằng cách thông qua DCF cao hơn so với giá trị đầu tư ở hiện tại chứng tỏ đây là 1 cơ hội đầu tư sinh lời khá hấp dẫn.
Tính dòng tiền chiết khấu DCF bằng cách nào?
Tuy dòng tiền chiết khấu là một khái niệm khá đơn giản, nhưng để hiểu rõ về các mô hình DCF, nhà đầu tư cần lưu ý những điểm sau đây:
- Ta phải dự tính được các dòng tiền mà nhà đầu tư mong đợi khoản đầu tư của mình sẽ tạo ra được trong tương lai trước khi thực hiện việc chiết khấu dòng tiền ở tương lai về giá trị của hiện tại.
- Sau khi đã xác định được giá trị hiện tại, việc của nhà đầu tư là phải đánh giá được khả năng sinh lời của khoản đầu tư đó.
Tóm lại, định giá dòng tiền chiết khấu DCF phải cao hơn chi phí ban đầu mà nhà đầu tư bỏ ra thì việc đầu tư mới hiệu quả.
Chúng ta có công thức tính dòng tiền chiết khấu DCF như sau:
Trong đó ta có:
- CF: Dòng tiền trong kỳ– thể hiện các khoản thanh toán mà nhà đầu tư sẽ nhận được để có thể sở hữu 1 tài sản đảm bảo nào đó trong 1 thời gian nhất định (Ví dụ: trái phiếu, cổ phiếu,…)
Thông thường, khi xây dựng mô hình tài chính của 1 công ty nào đó, CF sẽ là dòng tiền tự do chưa được kiểm soát; còn khi định giá trái phiếu, CF thường là tiền gốc và tiền lãi.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
- n: Số kỳ– mỗi dòng tiền sẽ được liên kết với 1 khoảng thời gian thường sẽ là tháng, quý, hoặc năm,… Các khoảng thời gian đó có thể bằng nhau hoặc khác nhau. Và nếu khác nhau, các khoảng thời gian đó sẽ được thể hiện ở dạng thập phân.
- r: Tỷ lệ chiết khấu– khi định giá một doanh nghiệp nào đó, tỷ lệ chiết khấu sẽ là WACC (Chi phí vốn bình quân gia quyền) của doanh nghiệp đó.
WACC thể hiện tỷ lệ lợi nhuận mà nhà đầu tư mong đợi từ việc đầu tư vào 1 doanh nghiệp nào đó; còn đối với trái phiếu, lãi suất chiết khấu sẽ bằng với lãi suất đảm bảo.
Các ưu điểm và nhược điểm của dòng tiền chiết khấu DCF là gì?
Phương pháp chiết khấu dòng tiền được khá nhiều nhà đầu tư ưa chuộng bởi nó có nhiều ưu điểm mang lại, cụ thể là:
Ưu điểm:
- DCF là một trong những phương pháp tốt nhất để các nhà đầu tư có thể xác định được giá trị của khoản đầu tư nào đó.
- Dựa vào các giá trị dòng tiền tạo ra được trong tương lai, DCF giúp các nhà đầu tư tính toán được giá trị thực của khoản đầu tư nào đó và có thể đưa ra được quyết định đầu tư chính xác hơn.
- DCF giúp các nhà đầu tư xác định được động lực kinh doanh liên quan.
- Dòng tiền chiết khấu cho phép các nhà đầu tư kết hợp mô hình giá áp dụng vào những chiến lược kinh doanh.
- DCF đưa ra được dự đoán thị trường với giá trị thực ở hiện tại một cách tốt nhất so với các phương pháp định giá khác có độ tin cậy kém hơn.
- DCF là một phương pháp được sử dụng để kiểm tra cổ phiếu của công ty đó được định giá quá cao hay quá thấp và giá trị hiện tại của nó có hợp lý hay không.
Ngoài những ưu điểm đã nêu trên, DCF cũng có những mặt hạn chế mà các nhà đầu tư cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này như sau:
Nhược điểm:
- Phương pháp DCF khá nhạy cảm với các giả định liên quan tới tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ tăng trưởng vĩnh viễn của 1 doanh nghiệp nào đó.
- DCF dễ bị giao động mạnh và làm cho giá trị không còn chính xác bởi tác động của những điều chỉnh nhỏ nhất.
- DCF chỉ hoạt động tốt và chính xác nhất khi các dòng tiền trong tương lai có độ tin cậy cao.
- Khi các doanh nghiệp đưa ra những số liệu không minh bạch, thiếu chính xác sẽ khiến cho việc dự đoán chi phí hoạt động, chi phí đầu tư vốn, doanh thu doanh nghiệp đó thiếu chính xác.
- Khi giá trị đầu cuối cao hơn tổng giá trị, DCF cũng bị tác động và ảnh hưởng đến việc định giá khá nhiều.
- Với bất kỳ kỳ vọng gì về doanh nghiệp bị thay đổi cũng có thể ảnh hưởng đến giá trị hợp lý, vì vậy khi định giá dòng tiền chiết khấu DCF cần đòi hỏi nhà đầu tư luôn cảnh giác theo các biến động từ mức nhỏ nhất.
- DCF tập trung vào việc tạo ra giá trị lâu dài nên mô hình này không phù hợp với việc đầu tư ngắn hạn.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền DCF
Việc tính toán, phân tích dòng tiền chiết khấu DCF chỉ là 1 cách tiếp cận để các nhà đầu tư tính toán, ước tính giá trị của khoản đầu tư. Tuy nhiên, để việc định giá có mức độ tin cậy chính xác cao hơn, nhà đầu tư cần phải kết hợp 3 phương pháp phổ biến khác. Cụ thể, 3 phương pháp – hay 3 mô hình đó là mô hình doanh nghiệp tư nhân, công ty chứng khoán công cộng và phân tích dòng tiền chiết khấu DCF.
Việc phân tích dòng tiền chiết khấu DCF giúp cho chúng ta xác định rõ hơn được rằng mất bao lâu để có thể thấy được mức lợi nhuận nhất định. Trong 1 phân tích, nhà đầu tư có thể so sánh và cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về tâm lý thị trường. Nếu nguồn dữ liệu mà nhà đầu tư có được không đáng tin cậy sẽ làm cho việc tìm kiếm đầu vào để phân tích dòng tiền chiết khấu khó chính xác hơn.
Việc định giá 1 doanh nghiệp tư nhân chính xác hơn đòi hỏi các nhà đầu tư phải có cái nhìn sâu sắc hơn về dòng vốn trên toàn bộ nguồn vốn đầu tư mạo hiểm, vốn cổ phần tư nhân hay bối cảnh M&A mà chưa kể đến thị trường đại chúng. Nếu doanh nghiệp đó sử dụng những công cụ và dữ liệu định giá kế thừa tồn tại trên các hệ thống khác nhau sẽ khiến cho quá trình định giá DCF mất nhiều thời gian hơn.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].