Hai nhóm tài sản lớn nhất khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thường là đất đai và tài sản có trên đất. Đặc biệt, định giá đất là khâu quan trọng nhưng cũng là mắt xích tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến thất thoát tài sản nhà nước…
Xác định giá trị doanh nghiệp trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là mắt xích vô cùng quan trọng nhằm xác định đúng, đủ giá trị tài sản khi cổ phần hóa, thoái vốn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong quá trình đó, đã xuất hiện tình trạng giá trị tài sản thẩm định giá thấp hơn thị trường, làm thất thoát tài sản nhà nước. Làm thế nào để giải quyết tình trạng này?
Với chủ đề “Thanh lọc hoạt động thẩm định giá”, chuyên mụcĐối thoạicùngVnEconomyđã có cuộc trao đổi với ông Phạm Minh Thuỵ, Trưởng phòng Nghiên cứu Giá cả và Thị trường, Viện Kinh tế – Tài chính, về những “điểm đen” trong thẩm định giá khi cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trong đó, định giá đất đang là ỗ hổng lớn do cơ sở pháp lý, cơ chế chính sách còn chưa rõ ràng, cập nhật.
Hiện nay, đất của doanh nghiệp đang sử dụng mà trả tiền thuê đất một lần thì được đưa vào tính giá trị doanh nghiệp. Đất thuê trả tiền hàng năm sẽ không được đưa vào tính giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá.
“Đối với các doanh nghiệp trả tiền thuê đất một lần, giá trị mảnh đất được đưa vào định giá doanh nghiệp, nhưng sử dụng bảng giá đất của UBND cấp tỉnh/thành phố công bố tại thời kỳ đó làm căn cứ định giá. Bảng giá này không thể hiện hết lợi thế về vị trí của đất đai nên tạo ra sự chênh lệch giá khá lớn”, ông Phạm Minh Thuỵ cho biết. Giá đất ở ngã 3, ngã 4 khác xa so với giá đất trong hẻm…Đây là điểm yếu trong định giá tài sản doanh nghiệp mà chỉ dựa vào bảng giá đất của UBND cấp tỉnh/thành phố công bố.
Kết quả khảo sát của Viện Kinh tế Tài chính chỉ ra rằng trong 5 năm trở lại đây, giá đất mà Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố công bố chỉ bằng 20% giá thị trường.
Đó cũng chính là nguyên nhân của tình trạng nhiều nhà đầu tư muốn thâu tóm doanh nghiệp nhà nước không phải vì hiệu quả, triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp mà chủ yếu nhìn vào đất đai, trông chờ chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Tính đến cuối năm 2021, Việt Nam có khoảng 218 tổ chức, doanh nghiệp được Bộ Tài chính công nhận chức năng thẩm định giá. Mặc dù vậy, có rất nhiều doanh nghiệp thẩm định giá có quy mô nhỏ, số thẩm định viên cơ hữu ít hoặc không có mà chỉ đi thuê cộng tác viên. Do đó, rất hiếm doanh nghiệp thẩm định giá có khả năng đảm nhận việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá.
Để hạn chế thất thoát tài sản nhà nước khi cổ phần hoá, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan chức năng nên tăng cường các biện pháp hậu kiểm.
Bộ Tài chính cũng đang dự kiến chuyển kết quả thẩm định giá doanh nghiệp sang Kiểm toán Nhà nước xem xét trong thời hạn 30 ngày. Nếu Kiểm toán Nhà nước chấp thuận thì phương án thẩm định giá đó mới được sử dụng để xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cũng cần tận dụng triệt để quyền năng của thị trường nhằm tối ưu lợi ích mà nhà nước có thể thu về khi cổ phần hoá, thoái vốn. Theo đó, các cơ quan chịu trách nhiệm về cổ phần hoá chỉ nên coi kết quả thẩm định giá là thông tin tham khảo để đưa ra giá sàn trước khi bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước phải được đưa ra đấu giá công khai, cạnh tranh.
Đối với các doanh nghiệp yếu kém, cần tái cấu trúc trước khi cổ phần hoá…
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].