Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tiếp thu, hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Điểm đáng chú ý trong thông báo kết luận và các phương pháp định giá đất.
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu tiếp thu kinh nghiệm quốc tế; nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện nguyên nhân tồn tại của từng phương pháp; điều kiện áp dụng, đảm bảo bao quát hết các trường hợp, không để xảy ra khoảng trống, dẫn đến ách tắc, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh. Từ đó bổ sung vào dự thảo luật các quy định phương pháp định giá đấtcho phù hợp.
Dự kiến vẫn giữ phương pháp thặng dư khi định giá đất
Hiện nay theo quy định, được xác định theo 1 trong 5 phương pháp, bao gồm so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập, thặng dư và hệ số điều chỉnh giá đất. Các dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trước đây cũng nêu các phương pháp xác định giá đất này.
Tuy nhiên dự thảo sửa đổi nghị định 44 quy định về giá đất đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến chỉ còn 3 phương pháp định giá đất, gồm so sánh, thu nhập và phương pháp hệ số. Phương pháp chiết trừ được lồng ghép vào phương pháp so sánh. Riêng phương pháp thặng dư, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bỏ.
Song với thông báo kết luận của phó thủ tướng, các phương pháp định giá đất vẫn được quy định trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và phương pháp thặng dư vẫn được giữ. Có nghĩa, dự thảo luật hiện nay sẽ còn lại 4 phương pháp gồm so sánh, thu nhập và phương pháp hệ số, phương pháp thặng dư.
Phó thủ tướng yêu cầu dự thảo cần quy định lộ trình áp dụng phương pháp định giá đất theo phương pháp vùng giá trị, thửa đất chuẩn khi có cơ sở dữ liệu giá đất thị trường. Giao Chính phủ quy định trình tự thủ tục, các trường hợp phải áp dụng các tổ hợp phương pháp để đảm bảo phù hợp với thực tiễn, dữ liệu và phát triển của khoa học công nghệ.
Để khắc phục những tồn tại hạn chế về dữ liệu đầu vào, các bộ, ngành phải hoàn thiện các quy định để theo dõi, thống kê, giám sát, thu thập số liệu, biến động của thị trường đất đai đảm bảo dữ liệu đầu vào chính xác, tin cậy phù hợp.
Chủ động phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư
Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ quan soạn thảo cần rà soát để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch ngành, lĩnh vực thúc đẩy lẫn nhau để phát triển, nhất là quy hoạch giao thông, quy hoạch đô thị để gắn kết phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ với hệ thống hạ tầng hướng tuyến (TOD).
Việc xác định các chỉ tiêu trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần bảo đảm tính ổn định về các chỉ tiêu quan trọng như đất lúa, đất rừng, bảo tồn thiên nhiên, di sản văn hóa, các khu dân cư đã phát triển ổn định… các chỉ tiêu khác theo các nguyên tắc của thị trường.
Để đảm bảo chủ động trong lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư đi trước một bước nhưng vẫn đảm bảo sự linh hoạt theo nhu cầu của thị trường, cần có quy định cho phép điều chỉnh linh hoạt kế hoạch sử dụng đất hằng năm.
Tiếp tục rà soát, chỉnh lý theo hướng tăng cường phân cấp quản lý cho địa phương kết hợp với phân bổ nguồn lực, phù hợp với khả năng thực hiện của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân; cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp sử dụng đất hiệu quả, nhất là đất lúa, đất rừng, khai thác khoáng sản.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
Nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng các loại đất, chú ý các loại đất có tiềm năng như: đất ven biển, đất lấn biển, đất để phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, đất xen kẹt… Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu hoàn thiện các quy định về đất khu kinh tế, khu công nghiệp.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].