Định giá cổ phiếu là yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán cần biết. Để chọn được cổ phiếu tiềm năng khả năng sinh lời cao, hạn chế rủi ro, nhà đầu tư phải biết cách định giá nó đắt hay rẻ, có những kế hoạch và góc nhìn đúng đắn về thị trường chứng khoán.
Trong những năm gần đây thị trường chứng khoán phát triển rất nhanh và đặc biệt được nhiều nhà đầu tư tiếp cận quan tâm, các nhà đầu tư coi chứng khoán là một kênh đầu tư cho tương lai của họ. Điểm chung nhất giữa các nhà đầu tư là đang rót những đồng tiền tiết kiệm được để mua cổ phiếu.Vì vậy để xác định được giá trị chính xác của cổ phiếu có vai trò vô cùng quan trọng từ đó giúp các nhà đầu tư tránh được rủi ro và có khả năng sinh lời cao. Chúng tôi xin chia sẻ các phương pháp định giá cổ phiếu cơ bản chính xác nhất.
1. Giá cổ phiếu là gì?
Cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu cổ phần của tổ chức phát hành.
Giá cổ phiếu được hiểu là số tiền người mua phải trả để sở hữu một cổ phiếu. Mức giá này không cố định mà sẽ dao động phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường giữa người bán và người mua.
2. Thị giá cổ phiếu là gì
Thị giá cổ phiếu (Stock price) là giá giao dịch khớp lệnh của cổ phiếu tại một thời điểm xác định. Đặc điểm của thị giá có thể bằng, thấp hoặc cao hơn giá trị sổ sách của cổ phiếu.
Thị giá cổ phiếu có những biến động theo thời gian và sự tác động của các yếu tố như: tình hình hoạt động doanh nghiệp, thị trường, lãi suất, tình hình kinh tế vĩ mô,…
3. Định giá cổ phiếu là gì?
Định giá cổ phiếu là hoạt động giúp các nhà đầu tư chứng khoán xác định được giá trị nội tại hay giá trị thực của một cổ phiếu.
Có thể hiểu đơn giản việc định giá cổ phiếu là việc giúp các nhà đầu tư đánh giá, xác định định được giá trị thực của một cổ phiếu tại thời điểm hiện tại. Từ đó nhận định được thị trường cũng như các danh mục và ra quyết định đầu tư.
4. Ý nghĩa của việc Định giá cổ phiếu?
Việc định giá cổ phiếu có ý nghĩa rất quan trọng trong tham gia đầu tư chứng khoán để có khả năng sinh lời cao và hạn chế rủi ro. Điều này không chỉ là yếu tố quyết định tác động đến các nhà đầu tư mà còn có thể trực tiếp ảnh hưởng đến các doanh nghiệp phát hành ra cổ phiếu đó. Vì vậy, phải định giá chứng khoán đối với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư là vô cùng quan trọng.
- Đối với doanh nghiệp:Việc định giá cổ phiếu là một trong những bước quan trọng và cần thiết đối với một công ty cổ phần khi muốn huy động vốn, chào bán cổ phiếu hay nâng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với thị trường chứng khoán
- Đối với nhà đầu tư:Nhà đầu tư biết được loại cổ phiếu nào có khả năng sinh lợi lớn nhất và đáng mua thông qua việc định giá cổ phiếu giúp. Từ đó có thể đưa ra những quyết định giao dịch, nếu thị giá cổ phiếu thấp hơn so với giá trị mà nhà đầu tư định giá thì nên mua vào cổ phiếu. Hoặc nếu thị giá cổ phiếu đã cao hơn so với định giá để thu về lợi nhuận thì nên bán ra cổ phiếu.
5. Một số lưu ý khi định giá cổ phiếu
- Không có công thức định giá cổ phiếu nào chung duy nhất định giá cho tất cả các công ty!
Ngoài ra nhà đầu tư cần phải lưu ý một số yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, thị giá của cổ phiếu khi định giá cổ phiếu như: Tình trạng phát triển chính trị – kinh tế; Quy luật cung cầu trên thị trường; Báo cáo tình hình tài chính từ doanh nghiệp; Tâm lý của nhà đầu tư.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
- Tình trạng phát triển chính trị – kinh tế:Thị giá của cổ phiếu có thể bị chi phối lớn do tác động từ nền nền kinh tế quốc gia, kinh tế thế giới cũng như tình hình chính trị trong và ngoài nước. Thông thường thị giá cổ phiếu thường có xu hướng tỉ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế. Có thể hiểu, thị giá cổ phiếu sẽ có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển và ngược lại xu hướng giá giảm khi nền kinh tế chung đi xuống.
- Quy luật cung cầu trên thị trường:Một cổ phiếu được có lượng cầu cao nghĩa là nhiều người mua thì giá cổ phiếu đó sẽ có xu hướng tăng lên và ngược lại.
- Báo cáo tình hình tài chính từ doanh nghiệp:Nếu tốc độ tăng trưởng và doanh thu cao cùng với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt thì có khả năng giá cổ phiếu của doanh nghiệp này sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai và ngược lại.
- Tâm lý của nhà đầu tư:Chứng khoán là một thị trường rất nhạy cảm với thông tin, chỉ cần một vài thông tin gây nhiễu xuất hiện thì rất có thể ảnh hưởng đến thị trường và làm giao động mạnh. Để có thể xác định giá cổ phiếu tốt, nhà đầu tư cần phải có tâm lý vững vàng, bình tĩnh và chọn lọc được những thông tin chính xác thì từ đó mới có thể đưa ra quyết định đầu tư tối ưu và chính xác hơn.
6. Các phương pháp định giá cổ phiếu chính xác nhất
Mục đích của việc định giá cổ phiếu là xác định giá trị thực của cổ phiếu trong một thời điểm nhất định, nhằm xác định tiềm năng cổ phiếu và đưa ra những quyết định đầu tư liên quan. Có rất nhiều cách định giá cổ phiếu, dưới đây là 3 phương pháp định giá cổ phiếu phổ biến nhất
6.1. Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E
Hệ số giá cổ phiếu trên thu nhập của một cổ phiếu được ký hiệu là P/E.
Công thức định giá cổ phiếu:
Giá cổ phiếu =Thu nhập trên mỗi cổ phiếu x Hệ số giá/thu nhập
Giá cổ phiếu= EPS x P/E
Cách áp dụng:
Cách 1:Lấy chỉ số P/E bình quân toàn ngành mà công ty đó tham gia hoặc lựa chọn một công ty có cổ phiếu được giao dịch rộng rãi có cùng tỷ lệ lợi nhuận, độ rủi ro và mức tăng trưởng tương tự như cổ phiếu mà chúng ta cần định giá. Khi đó chúng ta sẽ xác định giá của cổ phiếu bằng cách lấy thu nhập của công ty cần định giá nhân với hệ số P/E bình quân của ngành hoặc hệ số P/E của công ty được lựa chọn.
- Giá cổ phiếu cần định giá = EPS công ty cần định giá x P/E Ngành công ty đó
Cách 2:Xác định hệ số P/E hợp lý hay nội tại của chính công ty đó. Giá cổ phiếu được xác định bằng cách nhân hệ số P/E thông thường với thu nhập của công ty.
Giá cổ phiếu= EPS x P/E
Trong đó:
P: Giá thị trường của mỗi cổ phần tại thời điểm định giá
E: Thu nhập trên mỗi cổ phần hay còn gọi là EPS. EPS có nhiều cách tính khác nhau. Nếu phân theo thời gian lưu hành của cổ phiếu thì EPS có thể được tính bằng những cách như:
- EPS hiện tại tức EPS được tính ở năm tài chính gần nhất với thời điểm định giá. Khi đó ta có P/E hiện tại.
- EPS của 4 quý gần nhất trở về trước tính từ thời điểm định giá.
- EPS của kỳ tiếp theo tức EPS kỳ vọng trong năm tài chính kế tiếp (năm chứa thời điểm định giá). Khi đó ta có P/E tương lai
Hạn chế của phương pháp P/E
- Việc định giá khá chính xác do việc ước lượng lợi nhuận kỳ vọng
- Làm thế nào để chọn tỷ số P/E cho phù hợp
- Liệu nhà đầu tư có tin tưởng vào tỷ số P/E bình quân của ngành không. Nếu có, vẫn còn sai số giữa P/E của ngành và P/E của công ty
6.2.Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B
- Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B: Đúng như tên gọi, phương pháp định giá cổ phiếu này sẽ dựa vào chỉ số P/B. Tỷ số P/B được dùng để so sánh giữa giá của một cổ phiếu (Price) với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó (Book value ratio). Tương tự như chỉ số P/E, chỉ số P/B càng thấp tức là cổ phiếu đó đang được định giá thấp và ngược lại.
6.3. Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/S
Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/S là dựa vào chỉ số P/S. Chỉ số P/S (Price/Sales per share – hay price to ratio) là chỉ số đo lường giá cổ phiếu trên doanh thu mỗi cổ phần. Chỉ số P/S và cổ phiếu được định giá sẽ tỉ lệ thuận với nhau.
Việc Nhà đầu tư sử dụng chỉ số P/S vì cho rằng lợi nhuận dễ bị bóp méo, nên tỷ số P/E sẽ bị sai lệch; hay giá trị sổ sách có thể không đúng, nên chỉ số P/B không đáng tin cậy. Trong khi đó doanh thu đáng tin cậy cao hơn nên chỉ số P/S sẽ đáng tin hơn.
Công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp P/S
P/S = Giá cổ phiếu/ Doanh thu mỗi cổ phần.
Trong đó: Doanh thu mỗi cổ phiếu = Tổng doanh thu/ Số lượng cổ phiếu lưu hành
Hoặc: P/S = Tổng vốn hóa/Tổng doanh thu thuần
Trong đó:
- P = Price = Market price: Giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại
- S = Sales per share: Doanh thu thuần trên mỗi cổ phiếu
Ưu điểm của chỉ số P/S: Doanh thu ít bị bóp méo hơn so với lợi nhuận. Nên chỉ số P/S sẽ có tính chính xác hơn. Có thể dùng định giá cả những công ty làm ăn thua lỗ. Vì doanh thu biến động thấp hơn lợi nhuận nên P/S sẽ ổn định
Nhược điểm của chỉ số P/S:
- Bản chất của kinh doanh là lợi nhuận và dòng tiền, dù doanh thu nhiều và tăng trưởng cao nhưng thu không bù chi trong dài hạn, thì lợi nhuận sẽ âm, công ty sẽ bị phá sản. Do đó công ty chỉ có doanh thu thôi, thì không có ý nghĩa.
- Thực tiễn ghi nhận doanh thu, do cách hoạch toán. Chỉ số P/S có thể cung cấp cho chúng ta về bán hàng nhưng không thể nắm bắt được sự khác biệt về cấu trúc chi phí giữa các công ty
Lưu ý khi định giá cổ phiếu bằng chỉ số P/S
Ở góc độđịnh giá chứng khoánthì không có một công thức chính xác nào để khẳng định chỉ số P/S chính xác bằng bao nhiêu là tốt.
Tuy nhiên nhà đầu tư có thể so sánh chỉ số P/S với đặc điểm hiện tại và quá khứ và tương lai doanh nghiệp như tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh doanh, lợi thế cạnh tranh, nhóm ngành… Từ đó đưa ra được quyết định chính xác nhất.
Nên kết hợp các phương pháp định giá cổ phiếu để cho ra kết quả tối ưu nhất, mua được giá tốt và thu được nhiều lợi nhuận.
Ngoài ra còn có một số phương pháp định giá phổ biến khác như:
- Định giá cổ phiếu theo phương pháp cổ tức, định giá theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức
- Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền
- Định giá cổ phiếu theo phương pháp EV/EBIT, & EV/EBITDA
- Định giá cổ phiếu theo phương pháp PEG
- Định giá cổ phiếu dựa vào chỉ số đánh giá doanh nghiệp ROA, ROE
- Định giá theo phương pháp theo công thức Benjamin Graham
- Định giá cổ phiếu kết hợp cổ tức và tốc độ tăng trưởng
Mỗi phương pháp định giá sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau và với từng ngành, từng loại doanh nghiệp thì cũng sẽ chỉ phù hợp với một vài phương pháp định giá.
Giá cổ phiếu hiện tại trên thị trường không phải lúc nào cũng phản ánh đúng và chính xác giá trị thực của nó. Nhiều trường hợp giá cổ phiếu sẽ bị định giá cao hoặc thấp hơn. Ngoài yếu tố về thị giá, nhà đầu tư cần xem xét tới giá trị thực của cổ phiếu để nhận định chính xác có nên đầu tư vào cổ phiếu đó hay không. Vì vậy nhu cầu định giá cổ phiếu để đầu tư, mua bán đặc biệt được quan tâm. Hiện nay với chính sách kích thích kinh tế của ngân hàng trung ương hỗ trợ các cổ phiếu tăng trưởng, vì tạo ra nhiều dòng tiền hơn trong tương lai. Vì vậy thẩm định giá cổ phiếu chính xác với giá trị thật sẽ tạo nên sự thành công cho các nhà đầu tư và công ty trong hoạt động đầu tư, mua bán trên thị trường.
Mong rằng qua bài viếtCác phương pháp định giá cổ phiếutrên đây sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư trong việc phân tích đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả!
Trích nguồn 08/02/2022
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].