(TDGTS- Sai phạm trong lĩnh vực thẩm định giá)-Nếu khắc phục được bất cập trong công tác thẩm định giá, thì không chỉ nền kinh tế phát triển lành mạnh hơn mà chắc chắn công tác phòng, chống tham nhũng cũng sẽ có bước tiến quan trọng.
Mới đây tại 1 buổi phỏng vấn, ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, thời gian tới cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục tăng cường công tác quản lý, nhằm ngăn chặn các sai phạm trong lĩnh vực thẩm định giá.
Đồng thời, Bộ Tài chính chú trọng xây dựng nội dung cập nhật kiến thức cho thẩm định viên về giá, đặc biệt tiếp tục các nội dung cập nhật nhằm nâng cao đạo đức hành nghề.
Quản lý chặt chẽ, ngăn chặn sai phạm trong lĩnh vực thẩm định giá
Trả lời câu hỏi “Dịch vụ thẩm định giá ngày càng phát triển, bên cạnh những đóng góp quan trọng của ngành nghề kinh doanh này, vẫn còn hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh”, cố tình làm sai lệch kết quả nhằm tư lợi cá nhân.
Theo Cục trưởng Bộ Tài chính: Dịch vụ thẩm định giá (TĐG) góp phần tiết kiệm chi tiêu trong đầu tư mua sắm tài sản, chống lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chủ tài sản, của các nhà đầu tư, các bên liên quan tham gia giao dịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, minh bạch quan hệ kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường.
Ngoài những đóng góp tích cực, dịch vụ thẩm định giá cũng đã xuất hiện hiện tượng tiêu cực, một số doanh nghiệp TĐG, thẩm định viên về giá hành nghề (có tính chất cá nhân) đã có những sai phạm cố tình không tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức hành nghề, vi phạm tiêu chuẩn TĐG Việt Nam, làm sai lệch kết quả khi trả khách hàng; nhất là trong việc TĐG phục vụ cho việc đấu thầu mua sắm, đặc biệt mua sắm thiết bị vật tư y tế, giáo dục. Đã có một số thẩm định viên bị khởi tố, phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình khi làm trái những quy định trong quá trình hoạt động nghề nghiệp
Những sai phạm trong hành nghề xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ qua.
– Nguyên nhân khách quan: Do hệ thống pháp luật đôi khi còn chồng chéo, chưa đồng bộ. Thông tin về thị trường tài sản, hàng hóa, dịch vụ còn hạn chế, ít công khai và minh bạch. Khách hàng TĐG cung cấp thông tin về tài sản TĐG chưa trung thực và đầy đủ. Việc thực hiện đấu thầu/đấu giá có nhiều quy định còn thiếu tính minh bạch, nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.
– Nguyên nhân chủ quan, chủ yếu do việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp TĐG, nhất là tình trạng móc ngoặc, thông đồng với khách hàng TĐG là chủ đầu tư để làm sai lệch kết quả TĐG; cạnh tranh không lành mạnh.
Theo khảo sát thực tế có những ý kiến cho rằng, tốt nhất cần đơn vị kiểm toán vào hậu kiểm tất cả các kết quả TĐG mà doanh nghiệp thẩm định giá làm phục vụ công tác đấu thầu và một số hoạt động mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước, nhận định này có đúng không?.
Theo ông Nguyên An Tuấn thì nhận định này chưa thực sự thỏa đáng, bởi theo luật giá 2022: TĐG là việc cơ quan, tổ chức có chức năng TĐG xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn TĐG.
Hoạt động TĐG được thực hiện theo nhu cầu khách hàng, kết quả TĐG có giá trị để tư vấn cho khách hàng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về giá. Các giao kết giữa doanh nghiệp TĐG với khách hàng đã được điều chỉnh bằng Bộ luật Dân sự, hoạt động TĐG được điều chỉnh bởi Luật Giá và tiêu chuẩn TĐG.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
Nếu giao kiểm toán độc lập thì bản thân kiểm toán độc lập cũng là một nghề độc lập với nghề TĐG và cũng là một hoạt động dịch vụ tư vấn, nên không thể hoạt động tư vấn này kiểm toán hoạt động tư vấn khác. Thẩm định giá là hoạt động có tính chuyên môn nghiệp vụ sâu, am hiểu pháp luật, am hiểu thị trường, có kỹ năng chuyên môn về kiến thức kinh tế tổng hợp rất khác với lĩnh vực chuyên môn của kiểm toán độc lập và kiểm toán độc lập không có khả năng thực hiện được.
Nếu Kiểm toán Nhà nước thực hiện việc kiểm toán kết quả TĐG, theo quy định của pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công theo quy định tại Luật Kiểm toán Nhà nước, thì bản thân Kiểm toán Nhà nước cũng tôn trọng kết quả TĐG nếu kết quả TĐG phù hợp với quy định pháp luật về TĐG. Mặt khác hoạt động TĐG cũng chỉ là dịch vụ tư vấn cho việc định giá của cơ quan hoặc người có thẩm quyền định giá. Khoản 1 Điều 32 Luật Giá cũng đã xác định rõ: Kết quả TĐG được sử dụng làm một trong những căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và các bên liên quan xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá đối với tài sản.
Đồng thời, khoản 5 Điều 1 Nghị định số 12/2021/NĐ-CP của Chính phủ cũng xác định: Khi phát sinh tranh chấp về kết quả TĐG giữa DNTĐG và khách hàngTĐG, việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo các hình thức: thương lượng, hòa giải trên cơ sở những cam kết đã ghi trong hợp đồng TĐG; giải quyết bằng trọng tài thương mại; khởi kiện tại tòa án theo quy định của pháp luật.
Người quyết định giá là các cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản, kết quả TĐG chỉ mang tính chất tư vấn. Tất nhiên, nói như thế không có nghĩa là thẩm định viên và DNTĐG không có trách nhiệm trong hoạt động tư vấn của mình, Luật Giá cũng đã quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên và DNTĐG đối với hoạt động tư vấn của mình; Đối với những trường hợp vi phạm quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Theo nhận định của ông Nguyễn Anh Tuấn thì các thẩm định viên và DNTĐG phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. Để tiếp tục quản lý chặt chẽ hơn đối với hoạt động này, cơ quan quản lý nhà nước sẽ có những biện pháp chính đáng. Các sai phạm của thẩm định viên và DNTDG rất cần các cơ quan pháp luật xử lý kịp thời để loại ra khỏi cộng đồng các DNTĐG và thẩm định viên về giá hành nghề, làm cho hoạt động nghề được lành mạnh hơn.
Nhằm kịp thời ngăn ngừa và ngăn chặn các sai phạm có thể xảy ra, cơ quan quản lý nhà nước đã hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm nâng cao điều kiện đối với hoạt động cung cấp dịch vụ TĐG. Gần đây, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP của Chính phủ, nhằm siết chặt hoạt động nghề, nâng tiêu chuẩn người đại diện pháp luật, giám đốc, tổng giám đốc doanh nghiệp và thẩm định viên về giá hành nghề.
Tại buổi phóng vấn ông Nguyễn Anh Tuấn đã đưa ra những nhận định của bản thân để giải đáp các thắc mắc về vấn đề quản lý và giám sát chặt chẽ nhằm ngăn chặn sai phạm trong lĩnh vực thẩm định giá. Mong rằng bản thân mỗi định giá viên và doanh nghiệm TDG trong quá trình hoạt động nghề nghiệp cần tuân thủ đúng các tiêu chuẩn định giá và đạo đức nghề nghiệp.
Theo thoibaotaichinhvietnam.vn
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].