Sự khác biệt giữa thẩm định tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân? Hồ sơ để vay vốn tín dụng cá nhân? Hồ sơ để vay vốn tín dụng doanh nghiệp?
Với nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì hoạt động tín dụng ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để có thể được vay tín dụng thì doanh nghiệp hoặc cá nhân cần phải đáp ứng các điều kiện trước khi được vay. Vậy, Sự khác biệt giữa thẩm định tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
1. Sự khác biệt giữa thẩm định tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân:
Để hiểu được sự khác biệt giữa thẩm định tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân, trước hết cần hiểu được khái niệm về thẩm định. Theo đó, thẩm định chính là quá trình xem xét và đưa ra những đánh giá và quyết định mang tính pháp lý và chính những văn bản của một vấn đề nhất định.
*Sự khác biệt giữa thẩm định tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân
Thứ nhất,thẩm định tín dụng doanh nghiệp được hiểu là quá trình thẩm định điều kiện, đánh giá về khả năng hoàn vốn vay của những khoản vay tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích phục vụ cho những hoạt động kinh doanh, thực hiện dự án nhưng không đủ vốn phải đi vay để đầu tư mua sắm, thuê nhân công, lao động, máy móc thiết bị. Và thông thường thì quy mô vay vốn sẽ rộng hơn, số lượng vay vốn cũng nhiều hơn so với tiêu dùng cá nhân. Vì là doanh nghiệp nên những khoản vay này sẽ lớn và tùy thuộc từng mức độ quy mô, nhu cầu kinh doanh mà hoạt động vay vốn sẽ có mức độ tương ứng.
Chính vì vậy mà quá trình thẩm định khoản vay sẽ có nhiều thủ tục, kiểm tra sẽ khó khăn hơn rất nhiều và tốn nhiều thời gian hơn. Những khoản vay này có thể lên đến vài chục tỷ hoặc lên đến hàng trăm tỷ chính vì vậy mà ngân hàng để đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp thì sẽ kiểm tra ở nhiều góc độ khác nhau để có thể xem xét khả năng hoàn vốn vay của doanh nghiệp.
Thứ hai,thẩm định tín dụng cá nhân là những khoản tín dụng dành cho khách hàng cá nhân như sau:
- Cho vay sản xuất hộ gia đình trong lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt như chăn nuôi lợn, gia cầm, hoặc canh tác hoa màu, lúa nước…
- Cho vay sản xuất hộ gia đình trong lĩnh vực lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
- Cho vay mua sắm công cụ lao động hoặc máy móc phục vụ cho nông nghiệp
- Cho vay khác nhằm mục đích cải thiện đời sống nông thôn như sử dụng để chi tiêu, sinh hoạt , trang trải cuộc sống hằng ngày khi đang gặp phải khó khăn.
- Cho vay sinh hoạt tiêu dùng: Mua sắm vật dụng, mua xe, cưới hỏi…Thông thường thì chúng ta thường sẽ vay với số tiền là 100 triệu đồng với thời hạn cho vay là 5 năm và được trả góp.
- Cho vay vay hỗ trợ tiêu dùng với số tiền là 10 triệu đồng và không cần tài sản thế chấp.
- Cho vay xây dựng sửa chữa nhà nhưng phải nhỏ hơn 70% chi phí xây dựng.
Với những khoản vay như trên thì chúng ta cũng nhận thấy mục đích và các khoản vay của tín dụng cá nhân thì với mức độ quy mô nhỏ, lẻ. Chính vì vậy mà thẩm định về điều kiện cho vay của tín dụng cá nhân khá đơn giản, dễ dàng. Chuyên viên chỉ cần xác nhận một số thông tin cần thiết như mức thu nhập hằng tháng, địa chỉ nơi ở, nơi làm việc, người thân…thì có thể xác nhận được khoản vay.
Thời gian hoàn khoản vay cũng được rút ngắn hơn rất nhiều so với tín dụng doanh nghiệp. Thông thường thời gian trả sẽ dao động tầm 5 năm trở xuống. Với những khoản vay nhỏ còn có thể rút ngắn thời gian hơn. Về hồ sơ để vay vốn cũng đơn giản không rườm rà phức tạp nhiều, nó phụ thuộc vào giá trị của từng khoản vay mà hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ chứng thực kèm theo.
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt rõ nhất về thẩm định tín dụng của hai loại hình thức tín dụng này chủ yếu xoay quanh vấn đề về thời hạn trả, khoản vay và hồ sơ vay vốn hay gọi chung là điều kiện xem xét để được vay vốn của ngân hàng. Và tùy thuộc vào từng ngân hàng mà việc thẩm định tín dụng sẽ trở nên phức tạp hay đơn giản.
2. Hồ sơ để vay vốn tín dụng cá nhân:
Bất kỳ một loại tín dụng nào khi cho khách hàng vay cũng cần phải đáp ứng các hồ sơ cần thiết sau đây:
Thứ nhất, hồ sơ pháp lý chứng minh nhân thân của cá nhân
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc sổ hộ chiếu của vợ chồng người vay và vợ chồng chủ tài sản;
- Hộ khẩu hiện tại của vợ chồng;
- Đăng ký kết hôn;
- Nếu còn độc thân chưa lập gia đình hoặc chưa từng đăng ký kết hôn với ai thì cần phải có xác nhận độc thân do Ủy ban nhân dân phường hoặc xã nơi có hộ khẩu xác nhận tình trạng;
- Nếu ly hôn thì cần phải cung cấp Quyết định ly hôn hoặc bản án do Tòa án nhân dân có thẩm quyền cấp.
Thứ hai, về hồ sơ tài sản thế chấp
- Đối với vay thế chấp nhà đất
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất thuộc chủ sở hữu.
+ Thông báo nộp phí trước bạ nhà đất.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
- Đối với tài sản thế chấp là xe ô tô thì cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:
+Carvet xe ô tô;
+ Giấy đăng kiểm chất lượng xe
- Đối với hồ sơ mục đích sử dụng vốn thì tùy thuộc vào từng mục đích vay vốn thế chấp nhà đất mà mỗi ngân hàng có yêu cầu tiêu chí riêng. Cụ thể:
+ Vay mua nhà đất sẽ bao gồm các loại giấy tờ cọc mua nhà đất, hợp đồng mua bán nhà đất công chứng và vay thế chấp sổ hồng đã sang tên người vay vốn bổ sung vòng 60 ngày.
+ Đối với mục đích vay xây sửa nhà thì sẽ bao gồm các loại giấy tờ: Giấy phép xây dựng, bảng vẽ xây dựng, hợp đồng thi công xây sửa nhà và hóa đơn mua vật liệu xây dựng.
+ Đối với vay mua xe ô tô mới và cũ để phục vụ cho hoạt động đi lại thì sẽ phải bao gồm hợp đồng mua bán xe, hợp đồng bảo hiểm vật chất xe và Carvet xe bổ sung trong 20 ngày sau khi nhận xe.
+ Đối với hoạt động vay vốn kinh doanh thì cần phải hóa đơn thanh toán chi phí kinh doanh bổ sung trong vòng 30 ngày sau giải ngân.
Vay vốn tín dụng cá nhân là một khoản vay được sử dụng thường xuyên trong đời sống xã hội. Theo đó để có thể được hỗ trợ vay từ ngân hàng thì chúng ta cần phải chuẩn bị những loại hồ sơ tương ứng như trên để có thể được ngân hàng phê duyệt hồ sơ vay.
3. Hồ sơ để vay vốn tín dụng doanh nghiệp:
Để có thể vay vốn tín dụng doanh nghiệp thì hồ sơ cần phải chuẩn bị hoàn chỉnh các loại giấy tờ sau đây:
Thứ nhất đối với hồ sơ
Đây là loại hồ sơ cần thiết để chứng minh tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên thị trường, có được nhà nước công nhận và bảo vệ hay không.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với các loại hình doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Hội đồng cổ đông đối với loại hình công ty cổ phần
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ chiếu của kế toán trưởng;
- Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng.
Thứ hai, đối với hồ sơ tài chính của doanh nghiệp
Đây là những loại hồ sơ chứng minh khả năng kinh doanh, hoạt động tài chính của doanh nghiệp từ lúc hoạt động cho đến nay. Và là căn cứ để ngân hàng xem xét khả năng, tình hình chi trả của doanh nghiệp khi sử dụng vốn vay của ngân hàng. Bao gồm các loại hồ sơ sau đây:
- Bảng cân đối kế toán. Đây là bảng cân đối kế toán là một tài liệu rất quan trọng giúp đánh giá tổng quát về tình hình và kết quả kinh doanh , quá trình sử dụng nguồn vốn và triển vọng kinh tế của doanh nghiệp trong tương lai. Cụ thể hơn thì đây là báo cáo tài chính tổng hợ, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguốn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
- Bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Đây là công cụ để trình bày khả năng tạo lợi nhuận và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bảng luân chuyển về tiền tệ, là một phần không thể thiếu trong bộ hồ sơ của báo cáo tài chính. Đây là bảng báo cáo tổng hợp lại tình hình chi và thu tiền tệ của công ty trong một khoảng thời gian nhất định.
- Báo cáo công nợ nếu có;
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng;
- Hóa đơn mua vào, hóa đơn bán ra;
- Hợp đồng mua vào, hợp đồng bán hàng;
- Sao kê giao dịch tài khoản ngân hàng (nếu có).
Thứ ba, đối với hồ sơ tài sản đảm bảo
Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các loại tài sản của công ty để làm đối tượng đảm bảo, cụ thể:
- Đối với thế chấp tài sản đảm bảo là nhà đất thì cần phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tờ khai thông báo đã nộp phí trước bạ nhà đất.
- Đối với tài sản đảm bảo là xe ô tô thì cần có carvet xe ô tô, sổ đăng kiểm xe ô tô và các loại giấy chứng nhận bảo hiểm xe ô tô.
Thứ tư,đối với phương án vay vốn doanh nghiệp thì tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng vốn vay mà mỗi ngân hàng sẽ có những yêu cầu khác nhau. Nhưng nhìn chung thì sẽ có một số giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay như sau:
- Đối với vay để sửa nhà xưởng thì hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
+ Giấy phép xin xây dựng nhà xưởng;
+ Giấy bảng vẽ thi công xây dựng;
+ Hợp đồng ký kết thi công xây sửa nhà xưởng;
+ Các loại hóa đơn mua vật liệu thi công.
- Đối với vay để mua nhà xưởng thì cần chuẩn bị Giấy tờ đặt cọc mua nhà xưởng, hợp đồng giao dịch mua bán nhà đất có công chứng và sổ nhà đất đã sang tên đổi cho người đại diện công ty.
- Đối với hạn mức tín dụng ngắn hạn thì cần các loại chứng từ hóa đơn thanh toán chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
- Đối với vay vốn doanh nghiệp để mua xe ô tô cũ hoặc mới để phục vụ cho hoạt động kinh doanh thì cần hợp đồng mua bán ô tô, giấy chứng nhận ô tô và giấy đăng ký xe bổ sung trong 2 ngày.
Như vậy để có thể vay vốn được ngân hàng thì doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những loại hồ sơ theo từng mục đích sử dụng và nhu cầu vay để có thể xét duyệt việc vay vốn của ngân hàng.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về sự khác biệt giữa thẩm định tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân? Trường hợp có thắc mắc bạn có thể liên hệ theo số hotline để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].