- Khái niệm doanh nghiệp
Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế:“ Doanh nghiệp là một tổ chức thương mại, công nghiệp, dịch vụ hay đầu tư đang theo đuổi một loại hình tinh tế”.
Theo Luật doanh nghiệp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2014:“ Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.
Luật pháp các nước đưa ra các tiêu chuẩn về: mục tiêu hoạt động, ngành nghề, địa điểm, mức vốn tối thiếu,… và tư cách công dân, để từ đó Nhà nước có cơ sở trao cho các tổ chức kinh tế những quyền lợi và nghĩa vụ trên môt tư cách mới – đó là “ doanh nghiệp”.
Như vậy, trên thực tế, “ doanh nghiệp” là thuật ngữ dùng để chi các tổ chức kinh tế, mà theo đó, người ta có thể phân biệt được với các loại hình kinh doanh có quy mô quá nhỏ. Một tổ chức kinh tế được gọi là “doanh nghiệp” nếu nó được sự thừa nhận về mặtpháp luậttrên một số tiêu chuẩn nhất định.
- Đặc điểm của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp là một loại hàng hoá:Trong cơ chế thị trường, cũng như các hàng hoá thông dụng khác, sự hoạt động của “doanh nghiệp” mang lại lợi ích cho nhà đầu tư, doang nghiệp là một loại tài sản, giống như “cỗ máy” sinh lãi, doanh nghiệp là đối tượng của các giao dịch: mua bán, hợp nhất, chia nhỏ… Quá trình hình thành giá cả và giá trị đối loại hàng hoá này cũng không nằm ngoài sự tác dộng của các quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh… Vì vậy, xét về mặt lý thuyết, các kỹ thuật đánh giá giá trị đối với những hàng hoá thông thường hoàn toàn có thể vận dụng được cho hàng hoá “doanh nghiệp”.
- Doanh nghiệp là loại tài sản có tính chất đơn lẻ:Mỗi doanh nghiệp có quy mô và cơ cấu tài sản khác nhau, có vị trí và trụ sở kinh doanh riêng biệt và độc lập, có cơ cấu quản trị và sự tác động của môi trường khác nhau. Không có 2 doanh nghiệp nào giống nhau hoàn toàn. Vì vậy, việc ấn định giá trị của doanh nghiệp này cho doanh nghiệp kia là hoàn toàn không phù hợp. Việc so sánh giá trị của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác chỉ nên coi là kỹ thuật có tính chất tham chiếu.
- Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế:Doanh nghiệp không đơn giản là tập hợp của những tài sản vô tri, vô giác, giá trị sử dụng của chúng bị giảm dẩn theo thời gian. Doanh nghiệp còn là một thực thể hoạt động. Theo năm tháng chúng còn có thể hoàn chỉnh và phát triển trong tương lai.
Trên quan điểm tiếp cận hệ thống, một doanh nghiệp là một hệ thống, đồng thời cũng là một yếu tố trong hệ thống lớn – nền kinh tế. Sự tồn tại của doanh nghiệp không chỉ được quyết định bởi các mối quan hệ bên trong doanh nghiệp mà còn bị ràng buộc bởi mối quan hệ với các yếu tố bên ngoài hệ thống, đó là: Khách hàng, người cung cấp, người cho vay… Sự phát triển của doanh nghiệp ở mức độ nào, là tuỳ thuộc vào độ bền vững của các mối quan hệ đó với môi trường xung quanh. Chính vì vậy, đánh giá về doanh nghiệp nói chung, đánh giá về giá trị doanh nghiệp nói riêng, đòi hỏi phải xem xét tất cả các mối quan hệ bên trong và bên ngoài. Nghĩa là,đánh giá về doanh nghiệp không chỉ đơn thuần nội dung đánh giá tài sản, mà điều quan trọng hơn là phải đánh giá về mặt tổ chức.
- Doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu tạo ra các khoản tu nhập trong tương lai, nói các khác mục tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quyết định bởi mục tiêu thành lập doanh nghiệp của chủ sở hữu.
Theo mục tiêu hoạt động, “doanh nghiệp” được chia thành hai loại: Doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp kinh doanh.
+ Doanh nghiệp công ích là doanh nghiệp thành lập ra nhằm thức hiện các mục tiêu chính trị, xã hội. Lợi nhuận chỉ là mục tiêu thứ yếu, thậm chí không có mịc tiêu này. Chẳng hạn, các doanh nghiệp in đúc tiền, sản xuất huân huy chương, vũ khí, chân tay giả…Lợi ích của một “ doanh nghiệp công ích” được xem xét ở góc độ xã hội, được đánh giá trên một phạm vi rộng lớn – gồm yếu tố đầu vào và đầu ra. Lợi ích xã hội của doanh nghiệp không chỉ thể hiện ở số tiền thuế mà nó đóng góp cho Ngân sách Nhà nước mà còn được thể hiện ở chỗ: Giải quyết công ăn việc làm; mang lại thu nhập cho các nhà đầu tu; giá trị gia tăng mà nó đóng góp vào GDP của nền kinh tế, số lương vụ khí mà nó góp phần vào nền an ninh chính trị xã hội, số lượng các vụ tranh chấp giảm bớt bởi các bản đồ do xí nghiệp trắc địa vẽ ra… Lợi ích của doanh nghiệp công ích phản ảnh giá trị xã hội của loại doanh nghiệp này. Đây là một yếu tố rất khó định lượng. Nói chung, giá trị xã hội của doanh nghiệp không thể quy đổi ra một lượng tiền cụ thể. Một số tác giả đã đặt vấn đề lượng hoá yếu tố này thông qua việc xây dựng các khái niệm về giá trị cuộc sống., giá trị về thời gian tiết kiệm, về thặng dư tiêu dùng… Song, có thể nói rằng, với tri thức của nhân loại ngày nay, chưa có một công cụ nào đủ sức thuyết phục để có thể ứng dụng nó trong thực tiễn của đời sống kinh tế – xã hội.
+ Doanh nghiệp kinh doanh: Là tổ chức kinh tế được thành lập nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi ích của doanh nghiệp inh doanh còn thể hiện dưới hình thức thu nhập khác, như: Khấu hao, lợi nhuận sau thuế, lợi tức cổ phần… chúng phản ánh giá trị doanh nghiệp đối với nhà đầu tư. Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp được coi là đầy đủ nhất là tối đa hoá các khoản thu nhập trong tương lai, các khoản này bao gồm lợi nhuận mà chủ sở hữu được chia trong quá trình kinh doanh và chênh lệch giữa giá bán và mua của tài sản đầu tư. Điều này vừa đáp ứng được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, vừa phản ánh đầy đủ các yếu tố như mục đích đầu tư của chủ sở hữu, giá trị thời gian của tiền và rủi ro trong kinh doanh.
Tóm lại, trong cơ chế thị trường, việc nhà đầu tư thành lập ra doanh nghiệp để sở hữu các tài sản cố định, tài sản lưu dộng hay sở hữu một bộ máy kinh doanh – sở hữu doanh nghiệp, chỉ là cách thức, là phương tiện đề đạt mục tiêu là các khoản thu nhập mà thôi. Nên tiêu chuẩn để nhà đầu từ đánh giá hiệu quả hoạt động, quyết định bỏ vốn và đánh giá giá trị doanh nghiệp là các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai.
Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ Thẩm Định Giá :
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].