Hình thức tư vấn trong thẩm định dự án đầu tư là gì? Các hoạt động trong tư vấn thẩm định dự án đầu tư? Ưu và nhược điểm của hình thức tư vấn trong thẩm định dự án?
Dự án đầu tư thông thường là những dự án với những nguồn vốn lớn, được thực hiện trong một thời gian dài. Để lường trước những rủi ro cũng như tính toán những lợi ích đầu tư, thì thẩm định dự án đầu tư là việc không thể thiếu trong dự án đầu tư. Các chủ đầu tư có thể tự mình thực hiện hoạt thẩm định hoặc có thể lựa chọn tư vấn thẩm định dự án đầu tư.
1. Hình thức tư vấn trong thẩm định dự án đầu tư là gì?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 quy định: “Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.”
Như vậy, một dự án có thể được xem xét như là một chuỗi công việc và các nhiệm vụ và trình tự các bước thực hiện: dự án có mục tiêu cụ thể được hoàn thành trong những điều kiện nhất định; dự án được xác định rõ ràng thời gian bắt đầu và kết thúc; dự án có giới hạn nhất định về tài chính; Dự án sử dụng các nguồn lực nhất định
về phương tiện, thiết bị, con người.
Dự án đầu tư chịu ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của Chủ đầu tư, vì vậy dù dự án được chuẩn bị, phân tích kỹ lưỡng đến đâu thì vẫn luôn mang tính chủ quan của nhà phân tích và lập dự án. Để đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả, tính khả thi của dự án từ đó đưa ra quyết định có thực hiện tài trợ dự án hay không thì cần có một quá trình xem xét kiểm tra, đánh giá một cách độc lập và tách biệt với quá trình lập dự án.
Vậy thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng là quá trình kiểm tra, đánh giá lại một cách khách quan, toàn diện các nội dung của dự án đầu tư nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi và hiệu quả của dự án làm cơ sở ra quyết định tài trợ hay từ chối tài trợ cho dự án đầu tư.
Tư vấn hiểu thông thường thì đó chính là việc một chủ thể đưa ra những quan điểm, ý kiến về một vấn đề dựa trên những thông tin, cơ sở cụ thể.
Do vậy, hình thức tư vấn trong thẩm định dự án đầu tư chính là việc các chủ đầu tư lựa chọn một bên tư vấn độc lập với các bên trong dự án đầu tư, thực hiện các hoạt động xem xét, phân tích, đánh giá,… về dự án đầu tư, từ đó, tư vấn cho chủ đầu tư về việc có nên thực hiện dự án đầu tư hay không, thực hiện như thế nào về dự án đầu tư.
2. Các hoạt động trong tư vấn thẩm định dự án đầu tư:
Chủ thể thực hiện hoạt động tư vấn thẩm định dự án đầu tư chủ yếu là các công ty tư vấn thẩm định dự án đầu tư. Đây chính là nơi tập hợp những cá nhân dày dặn kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn, thẩm định dự án đầu tư.
Việc sử dụng hình thức tư vấn trong thẩm định dự án đầu tư bắt đầu khi chủ đầu tư ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, thẩm định dự án đối với các công ty tư vấn.
Tư vấn trong thẩm định dự án đầu tư được thực hiện bằng cách thực hiện các hoạt động thẩm định dự án thông thường và gửi kết quả thẩm định đến chủ đầu tư. Bên cạnh đó, công ty tư vấn sẽ đưa ra những quan điểm để tư vấn cho chủ đầu tư về thực hiện dự án đầu tư.
Nội dung thẩm định bao gồm về: thẩm định tổng mức đầu tư và nguồn tài trợ; thẩm định về kế hoạch doanh thu, chi phí và lợi nhuận; thẩm định dòng tiền của dự án đầu tư, thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, cụ thể:
Về thẩm định tổng mức đầu tư và nguồn tài trợ:Về nguyên tắc, tổng mức đầu tư của DA được khách hàng (Chủ đầu tư) phê duyệt thường căn cứ trên kết quả lập và thẩm tra của đơn vị tư vấn nên về cơ bản phải đảm
bảo tính hợp lý. Việc thẩm định tổng mức đầu tư thực hiện chủ yếu đánh giá về việc tuân thủ phương pháp lập, so sánh với những DA đã được thẩm định. Nội dung chủ yếu gồm 02 phần:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
– Thứ nhất, thẩm định về việc lập, xác định tổng mức đầu tư và các khoản mục chi phí trong tổng mức đấu tư phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo quy định pháp luật;
– Thứ hai, nhận xét, đánh giá về sự phù hợp của suất đầu tư DA với suất đầu tư theo ngành nghề, lĩnh vực đầu tư; so sánh với chi phí đầu tư với các DA tương tự đã thực hiện.
Về thẩm định nguồn tài trợ: Khi triển khai DA, nguồn vốn đầu tư có thể do NSNN cấp, do ngân hàng cho vay vốn, vốn liên doanh từ các bên góp vốn, vốn tự có của chủ đầu tư hoặc vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
– Thứ nhất, đánh giá tính hợp lý về cơ cấu các nguồn vốn: Để đảm bảo cho tiến độ thực hiện đầu tư DA, đồng thời tránh ứ đọng vốn, khi thẩm định các nguồn tài trợ vốn cần được xem xét cả về mặt số lượng và thời điểm tài trợ của từng nguồn vốn.
– Thứ hai, đánh giá về tính hợp lệ đối với nguồn vốn vay TDĐT của Nhà nước: thông qua đánh giá về tỷ lệ vốn vay TDĐT phù hợp với quy định của Chính phủ về mức vốn cho vay tối đa theo từng thời kỳ; đánh giá mức vốn dự kiến vốn vay TDĐT trong giới hạn cho vay đối với một khách hàng, người liên quan;
– Thứ ba, đánh giá về khả năng bảo đảm vốn chủ sở hữu và khả năng bỏ đủ vốn chủ sở hữu theo tiến độ đầu tư DA;
– Thứ tư, đánh giá khả năng bảo đảm nguồn vốn khác ngoài vốn vay TDĐT của Nhà nước và vốn chủ sở hữu. Khi thẩm định tính khả thi và khả năng bảo đảm đủ số vốn huy động khác đầu tư theo tiến độ hoặc bằng tài sản có tính thanh khoản cao, có thể chuyển thành tiền ngay theo tiến độ thực hiện DA.
Về thẩm định về kế hoạch doanh thu, chi phí và lợi nhuận
Chi phí DA bao gồm: chi cho hoạt động đầu tư và chi hoạt động thường xuyên. Thông qua việc xác định giá cả của các yếu tố đầu vào, đánh giá các khoản mục chi phí tạo nên giá thành sản phẩm, từ đó đánh giá tính hợp lý của giá thành sản phẩm, so sánh với giá thành sản phẩm của các loại sản phẩm tương tự trên thị trường và rút ra những kết luận cụ thể. Đồng thời, cần xem xét toàn bộ các loại thuế phải nộp theo đúng quy định về thuế suất. Phần lãi vay VCĐ và khấu hao TSCĐ không được tính vào chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh thu, lợi nhuận: Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của DA là doanh thu từ hoạt động cung cấp sản phẩm của DA và nguồn thu từ hoạt động đầu tư của DA. Là giá trị thu hồi của DA, bao gồm: thu hồi giá trị tài sản dài hạn hình thành từ DA và tài sản lưu động được đầu tư từ vốn tự có của chủ sở hữu và các nguồn thu khác. Để đảm bảo tính hợp lý và chính xác của doanh thu, khi thẩm định DA cần kiểm tra 02 yếu tố: giá bán và sản lượng sản xuất hàng năm.
Về thẩm định dòng tiền của dự án đầu tư
Đối với các doanh nghiệp, hoạt động tạo ra sự lưu chuyển tiền tệ bao gồm 03 loại: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Thông qua các chỉ số trong báo cáo tài chính (báo cáo lưu chuyển tiền tệ) giúp khái quát các nguồn tiền và việc sử dụng tiền của doanh nghiệp liên quan đến 03 hoạt động trên, cũng như đánh giá về những yếu tố chính ảnh hưởng, chi phối dòng tiền trong từng loại hoạt động đó. Khi xem xét báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần đánh giá xem dòng thu chi tiền chính là gì, từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh có dương hay không và có đủ để tài trợ chi phí đầu tư hay không. Xem xét những nhân tố quan trọng nhất quyết định dòng tiền của DAĐT.
Về thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư:
Thẩm định chỉ tiêu NPV: NPV là giá trị hiện tại ròng- là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hóa. NPV có thể mang giá trị dương (+, thể hiện giá trị tăng thêm), hoặc mang giá trị âm (-, thể hiện giá trị giảm đi) hoặc có thể bằng không (0).
Thẩm định chỉ tiêu IRR: Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ của dự án là tỷ suất chiết khấu mà với tỷ suất này hiện giá thuần của dự án bằng không (NPV=0)
Thẩm định chỉ tiêu PI; PP; điểm hòa vốn: Thời gian hoàn vốn là số năm cần thiết để thu nhập và khấu hao thu được vừa đủ hoàn trả vốn đầu tư ban đầu của dự án.
Thẩm định độ nhạy của dự án ( rủi ro, thị trường, …): Hiệu quả của dự án phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố được dự báo trong khi lập dự án. Đã là dự báo thì có thể bị sai lệch nhất là những biến động xảy ra trong tương lai. Vì vậy cần phải đánh giá được sự ổn định của các chỉ tiêu hiệu quả của dự án.
Tuỳ thuộc từng dự án cụ thể có thể lựa chọn phân tích độ nhạy theo một hay nhiều chỉ tiêu. Những chỉ tiêu để phân tích là những chỉ tiêu (theo kinh nghiệm của cán bộ nghiệp vụ) thường hay có những biến động ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế (NPV,IRR,…) của dự án như :
– Giá các yếu tố đầu vào tăng;
– Khả năng phát huy công suất thấp;
– Giá bán sản phẩm sản phẩm giảm;
– Khả năng tiêu thụ sản phẩm thấp;
– Lãi suất,…
Nếu các chỉ tiêu đó sau khi tính lại vẫn đạt yêu cầu thì dự án được coi là ổn định và được chấp thuận.
Sau khi thực hiện các nội dung thẩm định thì các công ty thẩm định sẽ thực hiện thông báo và đưa ra lời khuyên cho chủ đầu tư.
3. Ưu và nhược điểm của hình thức tư vấn trong thẩm định dự án:
Việc lựa chọn hình thức tư vấn trong thẩm định dự án có ưu điểm đó chính là khả năng chuyên môn cao, bởi nó được thực hiện bởi những tổ chức, cá nhân chuyên nghiệp, nên thông thường việc thẩm định dự án sẽ được thực hiện tốt.
Bên cạnh đó, các chi phí cho hoạt động thẩm định dự án cũng khá hợp lý.
Nhược điểm của hình thức tư vấn đó chính là các chủ đầu tư khó kiểm soát được hoạt động thẩm định của các công ty tư vấn, và nếu không lựa chọn công ty tư vấn phù hợp thì có thể kết quả tư vấn sẽ không chính xác.
Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ Thẩm Định Giá :
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].