bất động sản của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bất động sản đang bị kê biên nếu có đủ điều kiện thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể cho phép chủ sở hữu được quyền chuyển nhượng…
Ảnh minh họa.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm cơ chế xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án hình sự.
Theo cơ quan soạn thảo, thực tiễn cho thấy nhiều vật chứng, tài sản chưa được xử lý, trong đó nhiều vật chứng, tài sản tồn đọng trong các giai đoạn tố tụng khác nhau trong thời gian dài, gây tốn kém chi phí đầu tư xây dựng kho bảo quản, thuê kho bảo quản; còn nhiều đơn, thư, tụ tập đông người gây phức tạp về an ninh, trật tự.
Thậm chí trong nhiều trường hợp còn liên quan đến vấn đề ngoại giao khi vật chứng là tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức nước ngoài; nhiều tài sản có giá trị lớn chưa được đưa vào lưu thông.
Một số vụ việc, vụ án đã áp dụng biện pháp kê biên, phong tỏa hoặc “tạm dừng giao dịch” (theo pháp luật tố tụng dân sự) đối với nhiều tài sản liên quan đến người thân của người bị buộc tội và những người có liên quan nhưng chưa kịp thời xử lý, gây ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Việc xây dựng dự thảo đảm bảo nguyên tắc đáp ứng yêu cầu thực tiễn đối với những trường hợp chưa được pháp luật quy định; xử lý kịp thời, hiệu quả nhưng không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện, đúng pháp luật vụ việc, vụ án…
Ngoài ra, bảo đảm không để xảy ra việc lạm dụng, vi phạm, tham nhũng, tiêu cực trong quá trình xử lý vật chứng, tài sản. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; quyền được Nhà nước bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật khác có liên quan.
ĐỀ XUẤT CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN ĐANG BỊ KÊ BIÊN
Tại dự thảo, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề xuất đối với vật chứng, tài sản là giấy tờ có giá, bất động sản hoặc tài sản gắn liền với đất đã thu giữ, tạm giữ, kê biên mà có đủ điều kiện để mua bán, chuyển nhượng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, quyết định cho chủ sở hữu hoặc người đại diện của họ được mua bán, chuyển nhượng.
Số tiền thu được từ việc mua bán, chuyển nhượng vật chứng, tài sản nêu trên, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ tạm giữ, xử lý theo từng trường hợp.
Trong đó, nếu đã xác định được bị hại, giá trị phải bồi thường thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trả ngay số tiền đó cho bị hại.
Nếu không thuộc trường hợp nêu trên, cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định gửi tiền thu giữ, tạm giữ vào tài khoản của cơ quan tiến hành tố tụng mở tại ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại trong nước do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ để bảo quản chờ xử lý.
NỘP TIỀN ĐỂ HỦY BỎ VIỆC THU GIỮ, KÊ BIÊN
Đặc biệt, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề xuất đối với vật chứng, tài sản là giấy tờ có giá, bất động sản hoặc tài sản gắn liền với đất đã thu giữ, tạm giữ, kê biên, tạm dừng giao dịch thì cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, quyết định cho người bị buộc tội nộp tiền để bảo đảm thi hành bản án, quyết định của tòa án hoặc để tiến hành hủy bỏ việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tạm dừng giao dịch đối với các vật chứng, tài sản. Trừ trường hợp các vật chứng, tài sản đó cũng là vật chứng, tài sản trong vụ án Rửa tiền.
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm Định Giá mua sắm công
Tiền đã nộp sẽ được bảo quản, xử lý theo quy định tương tự như trường hợp được phép chuyển nhượng tài sản như đã nêu ở trên.
Đối với vật chứng, tài sản là bất động sản, tài sản gắn liền với đất hoặc là phương tiện sản xuất, kinh doanh đã thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa tài khoản, tạm dừng giao dịch, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề xuất nếu chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp có đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng có thể quyết định giao vật chứng, tài sản đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc người khác quản lý, khai thác, sử dụng theo chỉ định của chủ sở hữu hoặc của cơ quan tiến hành tố tụng.
Tổ chức, cá nhân được giao khai thác, sử dụng có trách nhiệm bảo quản vật chứng, tài sản, không được chuyển dịch quyền sở hữu, cầm cố, thế chấp vật chứng, tài sản đó.
Một nội dung đáng chú ý khác tại dự thảo, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề xuất cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp tạm dừng giao dịch tài sản có giá trị và có thể giao dịch để áp dụng các biện pháp xử lý tài sản theo quy định của nghị quyết này, nhằm bảo đảm giải quyết vụ việc, vụ án.
Việc tạm dừng giao dịch được áp dụng đối với tội phạm mà bộ luật Hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Tạm dừng giao dịch cũng có thể được áp dụng đối với tài sản của cá nhân, tổ chức khác nếu có căn cứ cho rằng tài sản này liên quan đến vụ việc, vụ án.
Trường hợp tài sản có thể chia tách được thì chỉ tạm dừng giao dịch phần tài sản có giá trị tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá Động sản, Bất động sản, giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, tài sản vô hình, hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực thẩm định giá thì hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:0909.399.961. Zalo:0909.399.961
Email:[email protected].